Chào bạn,
Việc lạm dụng phẫu thuật cắt túi mật cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa của người bệnh sau này. Bởi vậy, người bệnh chỉ nên cắt túi mật khi:
- Sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật
- Sỏi gây viêm túi mật cấp
- Sỏi gây viêm túi mật mạn khiến thành túi mật bị vôi hóa (túi mật sứ)
Nếu hiện tại bạn chưa phải là 1 trong 3 đối tượng trên, bạn có thể cân nhắc việc phẫu thuật cắt túi mật. Bởi nếu sỏi mật không gia tăng về số lượng, kích thước, không làm ảnh hưởng tới việc lưu thông dịch mật, thì không có gì là nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể chung sống cùng viên sỏi đó đến suốt đời.
Để làm được các vấn đề trên, đòi hòi bạn phải kiên trì. Trước tiên, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế các thực phẩm có thể làm sỏi tăng kích thước, chẳng hạn như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol. Bạn nên lựa chọn rau xanh, củ quả, trái cây họ cam chanh… bởi chúng rất tốt cho hoạt động của túi mật. Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường vận động thể thao, đảm bảo ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa một cơn đau cấp ở đường mật.
Thế nhưng, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể tìm hiểu thêm “bí quyết” mà một người bệnh sỏi túi mật 33mm chia sẻ trong bài viết dưới đây. Không chỉ không phải cắt túi mật theo lời khuyên của bác sĩ, mà viên sỏi đã được bào mòn hoàn toàn chỉ sau 9 tháng:
https://soimat.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tan-soi-het-dau-nho-giai-phap-thien-nhien.html
Chúc bạn mạnh khỏe!