Sỏi mật kích thước 17 mm ở gần cổ túi mật điều trị thế nào?

  • Icon

    Tôi mắc sỏi túi mật kích thước 17 mm nằm gần cổ túi mật, gây tắc nghẽn, túi mật to nhưng chưa thấy đau gì nhiều. Xin hỏi như vậy có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    Icon

    Chào bạn,

    Bạn bị sỏi vùng cổ túi mật với kích thước như vậy thì khá nguy hiểm. Bởi vùng cổ túi mật có diện tích khá nhỏ, lại là nơi dịch mật đổ từ gan vào túi mật, và từ túi mật đi xuống ruột non. Khi đó, viên sỏi có thể gây tắc nghẽn dịch mật, khiến dịch mật không vào được túi mật, ứ lại tại gan, làm tăng nguy cơ tổn thương gan; không đủ dịch mật xuống đường tiêu hóa, có thể gây ra tình trạng đau, đầy trướng, khó tiêu...

    Nếu sỏi kẹt lại ở cổ túi mật gây biến chứng viêm túi mật cấp, thì việc phẫu thuật cắt túi mật là cần thiết. Nhưng nếu hoạt động của túi mật vẫn còn tốt, thì trước mắt có thể theo dõi thêm và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để trì hoãn phẫu thuật:

    Hạn chế những thực phẩm dễ kích hoạt một cơn đau cấp do sỏi, làm tăng nhanh kích thước sỏi như đồ ăn chiên, rán, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ; các loại thịt màu đỏ và thực phẩm giàu cholesterol (gan, phủ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng...); Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

    Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang trong trường sỏi chưa gây tắc mật hoàn toàn cũng là lời khuyên bạn cần cân nhắc. Nghiên cứu tại  bệnh viện 103 về Kim Đởm Khang cho thấy: sau  4 tiếng dùng Kim Đởm Khang lượng dịch mật được tiết ra nhiều hơn. Điều này có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, giúp rửa trôi đường mật, tránh nhiễm khuẩn. Tuy khó, nhưng sử dụng Kim Đởm Khang trong thời gian còn có thể sẽ bào mòn nhỏ viên sỏi, tạo điều kiện cho các bác sĩ thực hiện thủ thuật gắp sỏi về sau (nếu cần thiết).

    Nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhiều, đau dữ dội; sốt cao, nôn ói hoặc vàng da, vàng mắt… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

    Thân mến!

Câu hỏi chuyên gia