Sỏi túi mật 12 mm chữa bằng cách nào hiệu quả?

  • Icon

    Bố tôi năm nay 67 tuổi, phát hiện mắc sỏi túi mật kích thước 12 mm. Thi thoảng khó tiêu, đi ngoài, đau bụng sau ăn chứ chưa có triệu chứng gì nặng. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của bố tôi mắc sỏi túi mật thì chữa trị bằng cách nào hiệu quả?

    Icon

    Chào bạn!

    Sỏi túi mật thường không gây triệu chứng hoặc chỉ là những triệu chứng mơ hồ nhưng cũng có thể gây biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe, do đó người bệnh cần khám và chữa trị sớm tại những cơ sở y tế đáng tin cậy

    Điều trị sỏi túi mật bao gồm: dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật nhưng quan trọng nhất là phải loại bỏ được sỏi mật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có chỉ định liệu pháp chữa trị phù hợp nhất.

    Điều trị sỏi túi mật có nhiều phương pháp như:

    - Dùng thuốc làm tan sỏi: áp dụng với sỏi túi mật cholesterol kích thước dưới 1,5cm, thời gian dùng kéo dài 6 - 24 tháng.

    - Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất (hiện ít được áp dụng do hiệu quả không cao)

    - Cắt túi mật nội soi: áp dụng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, túi mật thành dày, mất chức năng. Thời gian nằm viện ngắn và hồi phục sức khỏe nhanh.

    - Cắt túi mật bằng mổ mở: áp dụng khi mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

    Tuy nhiên, các phương pháp điều trị kể trên chỉ tác động vào phần ngọn của vấn đề mà không tác động được vào nguyên nhân hình thành sỏi. Bởi vậy sỏi vẫn có thể tái phát sau khi điều trị. Khắc phục được nhược điểm này, sự ra đời của các sản phẩm từ Đông y như Tpcn Kim Đởm Khang cho tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: tăng bài tiết dịch mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn kháng viêm ngăn ngừa biến chứng của sỏi, bào mòn sỏi dần dần. Đây thực sự là một lựa chọn khá phù hợp với tình trạng của bố bạn hiện tại.

    Khi bị sỏi túi mật, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn:

    - Hạn chế mỡ: hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt cá nhiều mỡ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật,…

    - Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và vitamin nhóm B như rau củ và trái cây tươi.

    - Tránh xa trà, cà phê, cacao, sôcôla; rượu, bia; gia vị cay, nóng; dầu cọ, dầu dừa,...vì những thực phẩm này có thể làm tăng tình trạng đau bụng, khó tiêu do sỏi

    Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người mắc sỏi túi mật, mời bạn theo dõi thêm trong bài viết: https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/soi-tui-mat-va-tam-quan-trong-cua-viec-an-uong-dung-cach.html

    Chúc bác sức khỏe!

    Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Câu hỏi chuyên gia