Chào bạn,
Vàng da chiếu đèn gì là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ có bé sơ sinh cần điều trị bằng phương pháp này.
Trên thực tế, đèn sử dụng để chiếu điều trị vàng da sử dụng ánh sáng tự nhiên, phổ biến nhất là ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh (bước sóng 400-500nm). Dòng ánh sáng này khi đi qua da sẽ tác động đến phân tử bilirubin, chuyển hoá bilirubin thành photobilirubin - một hoạt chất có thể tan trong nước và đào thải qua nước tiểu. Nhờ vậy mà nồng độ bilirubin trong máu sẽ giảm và triệu chứng vàng da được cải thiện.
Quy trình chiếu đèn để điều trị vàng da như sau:
- Bác sĩ khám triệu chứng và xét nghiệm máu để xem mức độ vàng da, liệu chiếu đèn có hiệu quả và phù hợp hay không…
- Môi trường chiếu đèn thường là lồng ấp vô khuẩn, thoáng khí và ấm áp
- Cho trẻ bú sữa, mặc bỉm hoặc quấn tã, không mặc quần áo để đảm bảo toàn bộ vùng da của trẻ tiếp xúc với ánh sáng từ đèn chiếu.
- Tiến hành lấy dụng cụ che mắt trẻ để tránh tổn thương do đèn gây ra trên võng mạc
- Đặt trẻ vào khu vực giữa lồng ấp và chính giữa chiếc đèn chiếu.
- Chỉnh khoảng cách giữa đèn với cơ thể trẻ trong khoảng 30-50cm.
- Chiếu đèn 1 bên ngực hoặc chiếu cả hai bên là ngực và lưng, trẻ có thể thoải mái thay đổi tư thế trong khi chiếu.
- Nhân viên y tế sẽ vừa chiếu đèn vừa kiểm tra thân nhiệt, nếu thân nhiệt trẻ tăng cao sẽ tạm dừng trong 30-60 phút hoặc đến khi thân nhiệt ổn định trở lại. Khi trẻ cần bú mẹ hoặc thay tã thì quá trình chiều đèn cũng sự tạm dừng lại.
- Cứ sau 12-24 tiếng, trẻ được lấy máu để xét nghiệm chỉ số bilirubin. Nếu chỉ số này đã về bình thường có thể dừng chiếu, còn ngược lại có thể tăng số lượng đèn hoặc tăng thời gian chiếu.
- Thời gian chiếu đèn sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, có thể chỉ vài tiếng, nhưng cũng có thể lên đến 3-4 ngày.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp vấn đề vàng da chiếu đèn gì. Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0963 022 986 – 0962 326 300 để được hỗ trợ nhanh nhất.