4 loại vitamin giúp phòng tránh bệnh túi mật

Vitamin B3, vitamin C, vitamin E, vitamin D giúp tăng cường sức khỏe gan mật và phòng ngừa bệnh sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, vôi hóa túi mật…

Túi mật có vai trò dự trữ và điều tiết dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Tuy vậy, chế độ ăn uống cũng có vai trò không hề nhỏ đối với “sức khỏe túi mật”. Nếu bạn thường xuyên có những bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol thì khả năng mắc các bệnh túi mật như: sỏi mật, viêm túi mật, polyp, vôi hóa túi mật,… là rất cao. Ngược lại, một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ rau xanh và chất xơ, đặc biệt là các vitamin sẽ giúp túi mật của bạn khỏe mạnh hơn, nhờ đó phòng tránh được các vấn đề xấu của túi mật.

Vitamin B 3 giúp phòng ngừa bệnh túi mật

Vitamin B3, hay còn gọi là niacin không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein, chất béo và tinh bột thành năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình tạo máu và loại bỏ các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B3 còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình tiêu hóa; tăng cường vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và máu đến túi mật, nhờ đó bảo vệ túi mật khỏi các tổn thương, làm giảm nguy cơ sỏi mật cũng như các triệu chứng do sỏi gây ra. Niacin còn giúp phòng ngừa các vấn đề khác của túi mật như viêm túi mậtpolyp túi mật...

Chính vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm thiểu nguy cơ sỏi mật thì hãy lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin B3 sau đây: gạo, lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, củ cải xanh, rau bina, cải xoăn, cà rốt và cần tây.

Vitamin-B3-giup-phong-ngua-benh-tui-mat

Vitamin B3 giúp phòng ngừa bệnh túi mật

Vitamin C giúp túi mật khỏe mạnh

Vitamin C là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ túi mật khỏi các chất độc, virus, nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh có thể gây ảnh hưởng tới túi mật. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm lành các tổn thương của túi mật, thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy, máu và chất dinh dưỡng cho túi mật. Không dừng lại ở đó, vitamin C còn giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật, viêm túi mật, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cholesterol thành acid mật. Như vậy, một lượng vitamin C vừa đủ sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và có túi mật khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này từ các loại rau quả tươi: mơ, lê, táo, xoài, anh đào, quả kiwi, ổi, quả bơ, cà chua, bông cải xanh, cải bắp, rau bina và khoai lang.

Vitamin E giảm nguy cơ viêm túi mật

Vitamin E được biến đến là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch và giúp túi mật tránh khỏi tác nhân có thể gây ra sỏi mật và các bệnh túi mật nói chung. Chuyên gia dinh dưỡng Michael Zimmermann cho biết “Vitamin E giúp dưỡng ẩm đường tiêu hóa; hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phá vỡ các chất béo, cholesterol và protein; nó còn giúp làm giảm nguy cơ viêm túi mật hoặc bệnh sỏi mật. Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong các thực phẩm như: hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, cà chua, rau bina, dầu canola, bơ thực vật, dầu thực vật, măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, ớt đỏ, cua và xoài.

Vitamin-E-giup-giam-nguy-co-viem-tui-mat

Vitamin E giúp giảm nguy cơ viêm túi mật

Vitamin D ngăn ngừa sỏi mật

Vitamin D giúp dịch mật lưu thông, ngăn ngừa sự lắng đọng cholesterol và tạo thành sỏi. Ngoài ra, vitamin D còn giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh túi mật và ung thư ruột kết; giúp đường ruột dễ dàng hấp thu canxi, phốt pho; hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa chất béo và protein. Những thực phẩm như: bơ, trứng, bột yến mạch, dầu gan cá tuyết, nấm, cá hồi, cá mòi, khoai tây ngọt, cá ngừ, pho mát và sữa… là nguồn chứa vitamin D dồi dào.

Bổ sung các loại vitamin bằng chế độ ăn giúp tăng cường sức khỏe túi mật và hệ tiêu hóa. Những loại vitamin trên có trong nhiều loại thực phẩm, chỉ cần để ý trong chế độ ăn hàng ngày bạn sẽ có thể phòng tránh nguy cơ bệnh túi mật.

Nguyễn Mai

Nguồn: http://www.livestrong.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật