Ăn mặn hại gan - Những tác hại không tưởng do ăn nhiều muối

Có rất nhiều cách để phá hủy lá gan của bạn, và chế độ ăn uống không khoa học chính là một trong những thủ phạm có thể giết chết lá gan nhanh chóng.

“Peter đã có một Giáng sinh thực sự khủng khiếp. Một vài tuần trước đó ông được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan, trong khi tất cả mọi người xung quanh vẫn đang ngập chìm trong không khí của các lễ hội. "Tôi thậm chí còn không uống rượu" - ông đau đớn thốt lên một cách hoài nghi khi được nghe các chuyên gia chẩn đoán.”

Vậy có phải chắc chắn rằng chỉ những người nghiện rượu mới mắc bệnh xơ gan?

“Trong tháng mười một, cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, Peter đi gặp bác sĩ của mình. Nhìn ông, ngoài việc bị thừa cân một chút thì dường như mọi vấn đề sức khỏe khác đều tốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm máu cho thấy ông bị thiếu máu, và nội soi thấy một mạch máu bị vỡ trong thực quản - một dấu hiệu của xơ gan giai đoạn cuối. Một tuần sau đó, bụng của Peter bị trương lên một cách báo động vì nó chứa đầy chất lỏng - một dấu hiệu khác của bệnh gan”.

Uống bia rượu nhiều nguy cơ gây bệnh ganUống bia rượu nhiều nguy cơ gây bệnh gan

Một điều tất nhiên có thể chắc chắn rằng "xơ gan không chỉ phát triển ở những người nghiện rượu", mặc dù nó được xem là một nguyên nhân phổ biến. Nguyên nhân khác ít được nhắc đến ở đây chính là việc giữ nước trong cơ thể, và thủ phạm liên quan nhiều nhất chính là muối. Các chất lỏng bị ứ lại trong cơ thể cũng có thể gây ra béo phì và dẫn đến các bệnh về gan. “Béo phì không phải do ăn quá nhiều – mà là do giữ nước trong cơ thể” - Đó chính là điểm mấu chốt trong trường hợp bệnh gan của Peter.

Cách duy nhất để bảo vệ lá gan từ bệnh lí nghiêm trọng này chính là duy trì chế độ ăn giảm thiểu lượng muối/ natri hàng ngày, vì đây chính là thủ phạm gây giữ nước trong cơ thể. Các mạch máu trở nên phình to hơn do sự xuất hiện nồng độ cao của natri và thu hút nước vào trong lòng mạch.

Muối gây tổn thương gan như thế nào?

Muối là một hợp chất hoá học gồm hai nguyên tố Natri và Clo. Muối ăn thông thường rất cần thiết để duy trì lượng máu tuần hoàn và huyết tương trong cơ thể. Muối cũng giúp cho đường glucose có thể thấm qua thành ruột non và giúp cho phản ứng của các dây thần kinh nhạy bén hơn. Lượng muối trong cơ thể chủ yếu do thận điều chỉnh. Nếu nồng độ muối quá thấp, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone aldosterone, làm tăng lượng muối trong thận. Mặt khác, nếu nồng độ muối trong cơ thể quá cao, bạn sẽ thấy khát và cần uống nhiều nước. Đây chính là cách duy trì sự cân bằng cần thiết giữa nước và muối của cơ thể.

Ăn nhiều muối có hại cho ganĂn nhiều muối có hại cho gan

Thói quen ăn mặn hay ăn dư thừa muối so với nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ dẫn tới những hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng không những tới hệ tim mạch mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương ở gan.

Cùng với việc sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, cafe… khiến cơ quan gan và thận phải làm việc liên tục để xử lý và thải chất độc tố ra ngoài. Thói quen ăn mặn, cụ thể là quá 10 – 15g muối/ngày với người lớn và 3 – 5g muối/ ngày với trẻ nhỏ là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng tới quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa và độc tố ra ngoài cơ thể, dần dần sẽ làm cho chức năng gan suy giảm. Việc ăn mặn trong thời gian dài không chỉ gây hệ quả không tốt cho gan mà cả dạ dày cũng sẽ bị tổn thương.

Để chủ động phòng và điều trị bệnh gan, mỗi chúng ta cần chú ý quan tâm tới sức khỏe của mình, bằng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn mặn và tăng cường chất xơ sẽ không chỉ tốt cho gan mà còn giúp cơ thể phòng tránh được nhiều loại bệnh tật nguy hiểm khác.

Xem thêm: 

Thực phẩm tốt cho gan

Nguyên nhân gây bệnh gan