Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Cách giảm biến chứng sau mổ

Khi được chỉ định cắt túi mật, người bệnh thường cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng, bởi không biết rằng, liệu cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Túi mật cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể, sau khi bị cắt bỏ, cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn hoặc dài hạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều người bệnh khi có chỉ định phẫu thuật

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều người bệnh khi có chỉ định phẫu thuật

Cắt túi mật và những ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật

Tuy hiếm khi xảy ra nhưng trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số rủi ro biến chứng, bao gồm:

Nhiễm trùng

Vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ... Để hạn chế tình trạng này, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật.

Xuất huyết

Một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết ngay sau khi vừa phẫu thuật, trong những trường hợp này người bệnh cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.

Rò rỉ mật

Khi túi mật được lấy ra, bác sĩ sẽ sử dụng những kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng đôi khi dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn phúc mạc.

Tổn thương ống mật

Các ống dẫn mật có thể bị tổn thương ngay trong quá trình loại bỏ túi mật. Khi đó người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa để giải quyết các tổn thương này.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) trong quá trình phẫu thuật, gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu, gây tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật cắt túi mật

Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật cắt túi mật

Rủi ro gây mê

Để thực hiện ca phẫu thuật, tất cả người bệnh đều phải gây mê. Tuy nhiên, một số người có cơ địa quá mẫn cảm có thể bị dị ứng, phản ứng với thuốc. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

Tổn thương ruột, mạch máu

Dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương ruột, các mạch máu. Điều này sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa nếu bác sĩ là người có chuyên môn và kinh nghiệm cao.

Tpcn Kim Đởm Khang được bào chế từ 8 thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, làm tan sỏi, ngăn biến chứng, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật và phòng ngừa tái phát sỏi sau mổ. Hãy gọi cho chuyên gia theo số  0963 022 986 - 0962 326 300 để biết thêm thông tin chi tiết.

Các biến chứng sau mổ cắt túi mật thường gặp

Ngoài những ảnh hưởng lên sức khỏe trong quá trình cắt túi mật, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng sau phẫu thuật như:

Ảnh hưởng trên đường tiêu hóa sau cắt túi mật

Sau khi túi mật bị loại bỏ, gan vẫn sản xuất dịch mật đều đặn, chất lượng và số lượng dịch mật không hề thay đổi. Nhưng thay vì đi con đường vòng như trước kia, nay dịch mật đi nhanh hơn và đổ thẳng xuống tá tràng ngay cả khi không có thức ăn. Điều này có thể gây ra những rối loạn rối loạn nhất định về tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu hay chán ăn.

Sau phẫu thuật, cũng có khoảng 10 - 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật, với các triệu chứng tương tự sỏi mật như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao….

Dù đã cắt túi mật, nhiều người bệnh vẫn gặp phải các triệu chứng tương tự như khi còn sỏi mật

Dù đã cắt túi mật, nhiều người bệnh vẫn gặp phải các triệu chứng tương tự như khi còn sỏi mật

Nguyên nhân gây nên biến chứng sau mổ cắt túi mật này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự thích nghi của cơ thể khi thiếu vắng túi mật hoặc do còn sót sỏi ở trong đường mật.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá có thể thoáng qua và biến mất sau một vài tuần, nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những người phải cắt túi mật nhưng không do sỏi, cắt túi mật cấp cứu, người có tiền sử mắc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ gặp phải hội chứng sau cắt túi mật cao hơn bình thường.

Để làm giảm được tình trạng này, sau cắt túi mật người bệnh nên cố gắng hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhiều cholesterol. Sau đó khi cơ thể đã thích ứng trở lại, người bệnh có thể tập ăn lại từng ít một và tăng dần lên. Nếu bị tiêu chảy mạn tính, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được sử dụng một số loại thuốc cầm tiêu.

Nguy cơ tái phát sỏi sau cắt túi mật

Những tưởng khi đã cắt bỏ túi mật là bạn đã tránh xa hoàn toàn được sỏi túi mật, nhưng thực tế lại không như vậy. Bởi ngoài túi mật, sỏi còn có thể hình thành trong ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan. Cắt túi mật chỉ giải quyết phần ngọn chứ không thể tác động được vào các nguyên nhân sinh sỏi. Có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm.

Sau cắt túi mật, 50% người bệnh bị tái phát sỏi tại đường mật

Sau cắt túi mật, 50% người bệnh bị tái phát sỏi tại đường mật

Có nên cắt túi mật không và khi nào nên cắt?

Theo các chuyên gia gan mật, người bệnh chỉ nên phẫu thuật cắt túi mật khi:

- Sỏi túi mật kích thước quá lớn, chiếm 2/3 diện tích túi mật.

- Sỏi lọt vào trong ống túi mật gây ứ mật, đau viêm.

- Viêm túi mật do sỏi tái phát nhiều lần.

- Viêm tụy cấp do sỏi mật.

- Túi mật bị viêm, teo, thành dày mất khả năng co bóp, túi mật sứ.

- Mắc kèm cả sỏi và polyp túi mật.

Các trường hợp còn lại, người bệnh có thể trì hoãn việc phẫu thuật bằng các giải pháp hỗ trợ khác. Trong đó nhiều thầy thuốc đánh giá cao vai trò của 8 thảo dược Đông y Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Kim tiền thảo, Chỉ xác  trong việc hỗ trợ bào mòn sỏi.

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, sự phối hợp của 8 thảo dược này sẽ tạo ra tác động kép: Giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật và kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó giúp người bệnh bào mòn sỏi, cải thiện rõ rệt các triệu chứng và trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật.

Cũng chính vì cơ chế tác động toàn diện này, 8 thảo dược cũng được nhiều người bệnh phải cắt túi mật lựa chọn để phòng biến chứng và giảm nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật.

Bài thuốc 8 thảo dược quý có nghiên cứu chứng minh tác dụng với bệnh sỏi mật của viện 103

Bài thuốc 8 thảo dược quý có nghiên cứu chứng minh tác dụng với bệnh sỏi mật của viện 103

8 thảo dược này hiện nay đã được nghiên cứu và bào chế thành dạng viên nang trong TPCN Kim Đởm Khang. Nghiên cứu về hiệu quả của sản phẩm được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc cho thấy Kim Đởm Khang giúp bài sỏi, giảm triệu chứng và ngăn sỏi tái phát sau phẫu thuật hiệu quả.

Chia sẻ của bác Long về cách loại sỏi túi mật 33mm không cần phẫu thuật

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật để phòng biến chứng

Những ảnh hưởng khi cắt túi mật đến sức khỏe có thể được hạn chế phần nào nếu bạn thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

- Trong thời gian nằm viện: Người bệnh nên uống tăng dần lượng nước theo nhu cầu của bản thân để giảm cảm giác mệt mỏi. Khi sức khoẻ đã ổn định hơn, bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng khỏi giường bệnh, tránh nằm lâu sẽ gây táo bón hoặc liệt ruột. Thời gian này nên ăn các món mềm, lỏng; hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ để không gây đầy trướng, chậm tiêu...

- Sau khi xuất viện: Điều cần chú ý nhất là giữ vệ sinh vết mổ và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng Kim Đởm Khang với chế độ ăn uống khoa học để ngăn biến chứng, hạn chế nguy cơ sỏi tái phát tại vị trí khác trong đường ống dẫn mật.

Xem thêm: Sau cắt túi mật không nên ăn gì và nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Qua bài viết này hy vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi cắt túi mật có ảnh hưởng gì không. Trên thực tế, sức khỏe và tuổi thọ của người cắt túi mật không bị ảnh hưởng nhiều nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể gặp phải biến chứng. Người bệnh nên có những giải pháp toàn diện để đề phòng những biến chứng sau mổ cắt túi mật

Theo nguồn: nhs.ukncbi.nlm.nih.govemedicine.medscape.com, mayoclinic.org,