Lời giải cho câu hỏi “Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?” là có. Dù dễ tan nhưng sỏi bùn túi mật vẫn có thể gây ra biến chứng viêm túi mật, đường mật, ứ tắc dịch mật, viêm tụy cấp rất nguy hiểm. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp mắc sỏi bùn túi mật diễn biến âm thầm ít có triệu chứng cảnh báo. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan và bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị.
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh
Sỏi bùn mật không chỉ nguy hiểm bởi bệnh tiến triển âm thầm ít biểu hiện triệu chứng. Mức độ nguy hiểm của bùn túi mật còn thể hiện qua các biến chứng mà bệnh gây ra bao gồm:
Đây là biến chứng thường gặp nhất do sỏi bùn túi mật gây ra. Người bệnh có thể nhận biết viêm túi mật qua một số triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nóng và đau quặn vùng hạ sườn phải… Tùy từng cá thể mà mức độ các triệu chứng này có thể khác nhau.
Viêm túi mật cấp lâu ngày có thể trở thành viêm túi mật mãn tính, làm túi mật mất chức năng co bóp và dự trữ dịch mật. Nặng nề hơn, viêm túi mật cũng có nguy cơ dẫn đến hoại tử túi mật hay vỡ túi mật. Lúc này, phẫu thuật cắt túi mật thường là chỉ định điều trị ưu tiên để tránh rủi ro cho người bệnh.
Trường hợp vận động của túi mật kém, dịch mật lắng đọng lâu ngày có thể khiến sỏi bùn trong túi mật trở thành dạng sỏi viên. Sau các bữa ăn giàu chất béo, sự co bóp của túi mật có thể làm viên sỏi di chuyển, cọ xát vào thành túi mật, gây các cơn đau quặn vùng hạ sườn phải hoặc làm ứ trệ lưu thông dịch mật. Nếu tình trạng tái diễn liên tục hoặc sỏi kẹt cổ túi mật, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phải phẫu thuật cắt túi mật để tránh rủi ro cho sức khỏe.
Sỏi bùn trong túi mật dễ trở thành sỏi viên và di chuyển gây tắc nghẽn dịch mật
Sỏi bùn túi mật rất dễ di chuyển theo dòng chảy của dịch mật ra khu vực đường mật và gây viêm. Viêm đường mật cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng toàn thân, ung thư đường dẫn mật… thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Biến chứng này tuy ít gặp nhưng lại là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi bùn túi mật, thường xảy ra khi sỏi bùn hoặc sỏi viên di chuyển theo dòng chảy của dịch mật và làm tắc ngã ba mật tụy. Viêm tụy cấp là biến chứng cấp cứu, nếu không được xử trí kịp thời tại bệnh viện thì hoàn toàn có thể gây tử vong.
Đừng chủ quan nếu bạn đang bị sỏi bùn túi mật. Hãy đặt câu hỏi cho chuyên gia ngay để được tư vấn cách loại sỏi, ngăn chặn biến chứng do sỏi bùn mật gây ra.
[contact-form-7 id="1736" title="Đặt câu hỏi (Trong bài viết)"]
Nếu có những dấu hiệu cảnh báo sau đây, rất có thể sỏi bùn túi mật đã gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Lúc này bạn không nên chần chừ mà cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chỉ định điều trị kịp thời:
- Đau tức, đau nhói ở vùng hạ sườn phải, có thể lan ra sau lưng hay lên vai. Cơn đau kéo dài trong nhiều giờ, tình trạng đau tăng nặng.
- Đau bụng kèm theo biểu hiện rét run, ớn lạnh, sốt cao trên 39 độ, vã mồ hôi, chướng bụng, đầy hơi…
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu...
Trên thực tế, sỏi bùn túi mật là dạng sỏi mật tương đối dễ hoà tan. Nếu chức năng co bóp của túi mật tốt, chất lượng cũng như số lượng dịch mật bình thường thì cơ thể hoàn toàn có thể tự tống đẩy hết sỏi qua đường tiêu hoá mà không cần điều trị.
Sỏi bùn túi mật có thể tan hết và được đẩy ra ngoài theo dòng chảy của dịch mật
Tương tự như sỏi túi mật, cách điều trị sỏi bùn túi mật cũng phụ thuộc vào triệu chứng và biến chứng do sỏi gây ra. Trong đó, giải pháp thay đổi lối sống kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ sẽ được ưu tiên nếu sức khỏe người bệnh vẫn tốt, sỏi chưa gây biến chứng nguy hiểm. Còn khi sỏi bùn gây đau nhiều, viêm túi mật hoặc kết tụ thành sỏi mật kích thước lớn, cắt túi mật sẽ được ưu tiên hơn.
Bạn nên ăn ít các món nhiều dầu mỡ và chất béo, cholesterol (thịt bò, thịt mỡ, da và nội tạng động vật). Đồng thời, ưu tiên rau xanh, trái cây giàu vitamin C, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch). Cụ thể về chế độ ăn, bạn có thể đón đọc thêm trong bài viết “Sỏi bùn túi mật kiêng ăn gì?”
Mỗi ngày, bạn nên dành 30 phút để tập thể dục. Điều này vừa giúp giảm nguy cơ ứ trệ dịch mật khiến sỏi tăng kích thước, vừa giúp bạn kiểm soát cân nặng, mỡ máu, đường huyết tốt hơn.
Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp người bệnh có sỏi bùn trong túi mật kiểm soát bệnh tốt hơn. Loại nước bạn nên chọn là nước khoáng, nước đun sôi để nguội, tránh dùng nước ngọt có gas hoặc quá nhiều cà phê.
Sỏi bùn túi mật hoàn toàn có thể tự hết, không cần phẫu thuật cắt túi mật nếu bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp. Để nhận được tư vấn chuẩn xác nhất cho tình trạng của bản thân, hãy liên hệ theo số hotline 096.302.2986 - 096.232.6300 để chuyên gia gan mật hỗ trợ bạn.
Đông Y có rất nhiều thảo dược tốt cho người bệnh sỏi bùn túi mật. Trong đó chắc chắn phải kể đến bài thuốc 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chỉ xác.
Theo BS. TS Vũ Thị Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội), sự kết hợp của 8 thảo dược này tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật: Vừa giúp bào mòn sỏi bùn túi mật, vừa tăng vận động đường mật tránh ứ trệ tạo cặn sỏi; kháng khuẩn, kháng viêm để phòng ngừa biến chứng do sỏi gây ra.
Để tận dụng tối đa lợi ích của 8 thảo dược này mà không cần mất công đun sắc, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành dạng viên nang Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh sỏi mật nói chung và sỏi bùn túi mật nói riêng đã được nghiên cứu tại bệnh viện 103.
Kim Đởm Khang được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao nhờ 3 mũi tấn công cùng lúc là làm tan sỏi bùn túi mật, phòng ngừa biến chứng và ngăn sỏi tái phát. Điều này là lợi thế vượt trội so với các giải pháp điều trị sỏi bùn túi mật từ Tây y, tác động đến những vấn đề nổi cộm nhất của bệnh sỏi bùn túi mật là nhanh hình thành, sớm biến chứng.
Ra đời từ năm 2012 nhưng cho đến nay, Kim Đởm Khang vẫn đang là sản phẩm duy nhất cho người sỏi bùn túi mật đã có nghiên cứu được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Đề tài thành công thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng như tạo tiếng vang lớn trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi mật.
Kim Đởm Khang giúp làm tan sỏi bùn túi mật, tránh biến chứng do sỏi gây ra
Cùng lắng nghe chia sẻ của bạn Đỗ Đức Duy (Hà Nội) về hành trình bài sỏi bùn túi mật tận 6cm để hiểu hơn về hiệu quả của sản phẩm Kim Đởm Khang:
Chia sẻ của bạn Đỗ Đức Duy về cách bào mòn sỏi bùn mật không phẫu thuật với Kim Đởm Khang
Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số thuốc chữa sỏi bùn túi mật có bản chất là acid mật như acid urso-deoxycholic, acid cheno-deoxycholic.
Các thuốc này giúp làm tan sỏi bùn cholesterol nhưng lại dễ gây tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hoá như đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu… Đồng thời, chúng cũng không có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm khuẩn - biến chứng thường gặp của sỏi bùn túi mật nên rất nhiều người bệnh không thể theo hết liệu trình.
Đây là lựa chọn cuối cùng trong điều trị sỏi bùn túi mật. Đa số trường hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt túi mật bằng nội soi do phương pháp này ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên sau cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể bị tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật. Do vậy, bạn vẫn nên duy trì một chế độ ăn khoa học, tập luyện thường xuyên cũng như sử dụng sản phẩm từ thảo dược như Kim Đởm Khang để giảm rủi ro này.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn “Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?”. Dù có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách chủ động thăm khám định kỳ, kết hợp ăn uống khoa học và dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi, các bệnh mắc kèm, yếu tố cơ địa và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.