Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp

Không chỉ gây đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, sỏi túi mật còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải cắt bỏ túi mật. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về các biến chứng nguy hiểm này và cách phòng ngừa để giảm rủi ro cho mình.

Chủ quan với sỏi túi mật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Chủ quan với sỏi túi mật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm do sỏi túi mật gây ra

Viêm túi mật cấp

Sỏi túi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm túi mật cấp. Các biểu hiện của viêm túi mật cấp tính rất dễ nhận biết bao gồm: sốt, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, thở nhanh, lú lẫn… Khi có các dấu hiệu này người bệnh phải nhanh chóng nhập viện để điều trị.

Nếu để lâu, viêm túi mật cấp có thể dẫn tới hoại tử, áp xe túi mật, thủng túi mật, tràn mủ màng phổi, rò túi mật.Tất cả những tình trạng này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh thường được chỉ định mổ cắt túi mật.

Một số trường hợp viêm túi mật cấp phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên sau đó, viêm có thể tái đi tái lại nhiều lần, chuyển thành viêm túi mật mạn tính và khiến túi mật mất dần khả năng dự trữ và điều tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo trong thức ăn.

Viêm đường mật

Sỏi túi mật có thể di chuyển tới đường mật, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng tại đây. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt, tỷ lệ khỏi bệnh rất cao khoảng 75%. Ngược lại, vết nhiễm trùng có thể lan rộng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

viêm tụy cấp

Đây cũng là một biến chứng rất nguy hiểm của sỏi túi mật. Bình thường, enzyme tiêu hóa trong dịch tụy sẽ đi qua vào ống mật xuống ruột. Nhưng nếu sỏi túi mật lọt xuống vị trí này, các enzym có thể quay ngược lại “tiêu hóa” chính tuyến tụy.

Viêm túi mật, đường mật, viêm tụy là những biến chứng nguy hiểm và thường gặp do sỏi túi mật gây ra.

 

Viêm túi mật, đường mật, viêm tụy là những biến chứng nguy hiểm và thường gặp do sỏi túi mật gây ra.

Sỏi mật ruột

Trường hợp sỏi túi mật lọt xuống ruột gây tắc nghẽn tại đây được gọi là sỏi mật ruột. Biến chứng này chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, đôi khi có thể khiến người bệnh tử vong.

Ung thư túi mật

Cơ chế sỏi túi mật gây ung thư túi mật vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, những người bị sỏi túi mật sẽ có nguy cơ bị ung thư túi mật cao hơn. Các triệu chứng của ung thư túi mật thường không xuất hiện cho đến giai đoạn nặng, với các biểu hiện như: giảm cân, thiếu máu, nôn mửa, hình thành khối u trong ổ bụng.

Polyp túi mật

Những người bệnh bị sỏi túi mật cũng dễ bị polyp túi mật. Nếu kích thước lớn hơn 10mm, polyp có thể chuyển thành ung thư và người bệnh buộc phải cắt túi mật.

Ngoài ra, sỏi túi mật cũng có thể gây ra các biến chứng hiếm gặp khác như xơ hóa ống mật chủ, bất thường tại vị trí nối giữa ống tụy và đường mật, vôi hóa túi mật (túi mật sứ)... Các biến chứng này cũng có thể dẫn tới ung túi mật, đường mật.

Chia sẻ chuyên gia tư vấn

Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi túi mật

Biến chứng sỏi túi mật là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh buộc phải can thiệp phẫu thuật. Để ngăn chặn sỏi mật phát triển gây biến chứng, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần áp dụng thêm các giải pháp dưới đây.

Ăn uống khoa học

Người bệnh sỏi túi mật cần ăn ít các thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, nội tạng động vật… Đồng thời trong chế biến món ăn, bạn cũng cần hạn chế dùng quá nhiều dầu mỡ, chiên rán nhiều lần. Thay vào đó, bạn ưu tiên các món ăn luộc, hấp. Bởi càng nhiều cholesterol được đưa vào cơ thể, nguy cơ sỏi phát triển cũng tăng theo.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa sỏi túi mật tăng kích thước.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa sỏi túi mật tăng kích thước.

Tập thể dục thường xuyên

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sỏi túi mật nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày với một bài tập bất kỳ. Điều này sẽ giúp tăng vận động đường mật, từ đó giảm bớt nguy cơ dịch mật bị ứ trệ gây viêm.

Sử dụng các thảo dược Đông Y giúp tan sỏi túi mật

Theo GS Hoàng Bảo Châu, trong Đông Y có 8 thảo dược được coi là “khắc tinh” của bệnh sỏi mật  là Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Sự kết hợp giữa các thảo dược này đã tạo ra tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây sỏi mật. Thứ nhất tăng cường chức năng gan để ngăn sỏi tăng kích thước. Thứ hai lợi mật, tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi dễ dàng hơn. Thứ ba kháng khuẩn và kháng viêm giúp phòng biến chứng do sỏi gây ra. Thực tế đã có rất nhiều người bệnh thoát sỏi túi mật mà không cần phẫu thuật nhờ sử dụng giải pháp từ 8 thảo dược quý này. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Trọng Long ở Kiến An, Hải Phòng. Dù bị sỏi túi mật kích thước lớn đến 33mm nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm chứa 8 thảo dược quý, viên sỏi của ông Long đã tan mòn. Cùng tìm hiểu chia sẻ của ông trong video sau đây:

Ông Long chia sẻ hành trình bài sỏi túi mật của mình.

Sỏi túi mật có nguy hiểm không là do bạn quyết định. Bằng cách áp dụng sớm các giải pháp kể trên, bạn sẽ sớm tan sỏi và thoát khỏi nỗi lo cắt túi mật. Nếu còn băn khoăn về cách điều trị sỏi túi mật. hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

Xem thêm:

Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả

Xuân Hòa

Theo nguồn: http://www.nytimes.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.