Viêm túi mật và những điều không thể bỏ qua

Bên cạnh sỏi mật, viêm túi mật cũng là một bệnh tiêu hóa thường gặp và dễ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí nhiều người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị viêm túi mật hiệu quả, tránh được những hậu quả đáng tiếc sau này.

Viêm túi mật là gì?

Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan có nhiệm vụ dự trữ và cô đặc dịch mật do gan tiết ra. Trong mỗi bữa ăn, túi mật sẽ co bóp tống đẩy dịch mật xuống tá tràng để tiêu hóa chất béo có trong thức ăn. Khi túi mật bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng viêm túi mật.

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Nguyên nhân chính của viêm túi mật là sỏi mật hoặc bùn mật bị kẹt lại ở cuống túi mật làm ứ tắc dịch mật. Muối mật kích thích làm tổn thương thành túi mật, lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào túi mật và vị trí tổn thương gây viêm túi mật cấp. Còn viêm túi mật mạn tính thường là hậu quả của nhiều đợt viêm cấp tính và không được điều trị dứt điểm.

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm túi mật như:

- Chấn thương vùng bụng vì bỏng, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương sau phẫu thuật

- Suy giảm miễn dịch

- Khối u hình thành và phát triển trong đường mật có thể ngăn không cho mật từ thoát ra khỏi túi mật, dẫn đến ứ mật, gây viêm

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật như: tuổi tác, tiền sử gia đình, bệnh Crohn, tiểu đường, béo phì, mỡ máu, giảm cân nhanh, phụ nữ mang thai...

Triệu chứng viêm túi mật

Biểu hiện của viêm túi mật khác nhau tùy theo tình trạng bệnh là viêm cấp tính hay mạn tính. Đôi khi các dấu hiệu của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa mà người bệnh lại ít chú ý đến.

Triệu chứng viêm túi mật cấp

Triệu chứng viêm túi mật cấp thường khởi phát đột ngột ở vùng hạ sườn phải với những cơn đau quặn dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ, đau lan ra cả vùng hạ sườn phải, lên vai phải và ra sau lưng, kèm theo nôn, sốt hoặc vàng da (có thể có hoặc không). Người bệnh cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm như viêm mủ túi mật, ứ nước túi mật, hoại tử hoặc đe dọa thủng túi mật.

Viêm túi mật cấp gây đau hạ sườn phải đột ngột, dữ dội

Viêm túi mật cấp gây đau hạ sườn phải đột ngột, dữ dội

Triệu chứng viêm túi mật mạn tính

Khác với tình trạng viêm cấp tính, các biểu hiện của viêm túi mật mạn tính không xảy ra rầm rộ nhưng dai dẳng, kéo dài. Triệu chứng viêm túi mật mạn tính thường gặp gồm: đau âm ỉ vùng mạn sườn phải, đầy trướng bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn… Những triệu chứng trên tuy không nặng nhưng dai dẳng không hết khiến cho người bệnh khó chịu.

Viêm túi mật có nguy hiểm không?

Viêm túi mật nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Túi mật to, ứ nước túi mật: Sỏi mật hoặc viêm phù nề chèn ép vào đường mật gây tắc mật làm túi mật căng to, vượt quá kích thước bình thường. Điều này sẽ làm cho người bệnh bị đau, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, thủng túi mật.

- Nhiễm trùng: Dịch mật vừa là dịch tiêu hóa, đồng thời cũng là dung môi chứa chất thải từ gan, vì thế chúng cần phải được đào thải nhanh chóng xuống ruột. Nếu dịch mật tích tụ lâu trong túi mật, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng túi mật.

- Hoại tử túi mật: Viêm mủ túi mật không được điều trị triệt để có thể gây ra hoại tử mô túi mật, đe dọa vỡ túi mật.

- Thủng túi mật: Là biến chứng rất nguy hiểm bởi khi túi mật bị thủng, dịch mật và vi trùng từ ổ viêm tràng vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.

- Ung thư túi mật: Tình trạng viêm cấp không được điều trị đúng cách sẽ chuyển thành viêm túi mật mạn tính, viêm teo túi mật. Đặc biệt, viêm túi mật mạn tính có thể làm tăng đáng kế nguy cơ ung thư túi mật.

Các phương pháp điều trị viêm túi mật

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm túi mật người bệnh cần nhập viện sớm để điều trị và có thể không được phép ăn uống bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều trị bằng thuốc

Lựa chọn điều trị viêm túi mật ban đầu là điều trị nội khoa tích cực với các thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh, truyền dịch để cải thiện triệu chứng. Sau khi điều trị ổn định, người bệnh có thể được xuất viện theo dõi thêm mà chưa cần can thiệp ngoại khoa.

Phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong các trường hợp:

- Viêm túi mật cấp  điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc ở những trường hợp biến chứng nặng như viêm túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc, đe dọa vỡ túi mật...

- Viêm túi mật mạn tính tái phát nhiều lần, túi mật có quá nhiều sỏi hoặc teo túi mật.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được chỉ định trong điều trị viêm túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được chỉ định trong điều trị viêm túi mật

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật gồm: nội soi cắt túi mật hoặc mổ hở cắt túi mật, trong số đó thì phẫu thuật nội soi được thực hiện phổ biến hơn do vết mổ nhỏ, ít gây đau và thời gian hồi phục nhanh hơn. Phẫu thuật mổ hở cắt túi mật được chỉ định khi không thể thực hiện phương pháp mổ nội soi. Phẫu thuật cắt túi mật không quá phức tạp, hiện tại có nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã thực hiện được phẫu thuật này.

Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan xuống ruột non. Điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và hệ thống tiêu hóa. Một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy kéo dài sau phẫu thuật.

Chăm sóc người bị viêm túi mật ngăn ngừa tái phát

Viêm túi mật rất dễ tái phát nếu không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ và tăng cường sức khỏe gan mật.

Viêm túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bị viêm túi mật nên hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa có trong mỡ và nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, các loại thịt có màu đỏ (thịt lợn, thịt chó, thịt bò…) thay vào đó là tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại thịt có màu trắng (cá, thịt gia cầm…), sử dụng chất béo thực vật (bơ, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương... ).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý:

- Ăn điều độ,  đúng giờ vào bữa sáng, trưa và tối, đặc biệt là không bỏ bữa.

- Tập thể dục 5 ngày một tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng lưu thông dịch mật, giảm tình trạng ứ trệ gây viêm túi mật.

- Giảm cân nếu đang thừa cân, vì béo phì làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Tuy nhiên tránh giảm cân nhanh, vì giảm cân nhanh cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Nên giảm cân từ từ, thường khoảng 0,5 đến 1 kg trọng lượng cơ thể mỗi tuần.

Các loại thực phẩm tốt cho túi mật

Các loại thực phẩm tốt cho túi mật

Sử dụng thảo dược tốt cho gan mật

Ở những người đã mắc sỏi túi mật, bên cạnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang để cải thiện và phòng ngừa nguy cơ viêm túi mật do sỏi. Nhờ cơ chế kích thích gan tăng bài tiết dịch mật, tăng vận động đường mật để bài sỏi dần dần, các thành phần thảo dược Hoàng bá, Sài hồ chứa các chất có hoạt tính kháng sinh, kháng viêm giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ viêm túi mật.

Điện thoại

Viêm túi mật tuy là một bệnh không mới, thậm chí rất phổ biến nhưng đôi khi người bệnh lại chủ quan, quan thực sự quan tâm. Điều này không chỉ gây khó khăn trong điều trị mà còn có thể dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa và điều trị viêm túi mật bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, dùng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược…

Tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/172067.php?sr

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.