Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Phòng ngừa sỏi mật khi sử dụng thuốc tránh thai dài ngày?

    Mẹ tôi năm nay 56 tuổi, bị u xơ cổ tử cung, bác sĩ có chỉ định uống thuốc tránh thai để phòng ngừa nguy cơ ra máu âm đạo. Nhưng trong tờ toa hướng dẫn sử dụng, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Xin chuyên gia tư vấn giúp mẹ tôi nên làm cách nào để phòng ngừa nguy cơ này? Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu mẹ bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc tránh thai, để ngừa nguy cơ bị sỏi mật, mẹ bạn nên:
    - Về chế độ ăn: Nên ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn dịch mật, tạo điều kiện để sỏi hình thành. Đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, bởi việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này có thể làm phá vỡ sự cân bằng của các thành phần trong dịch mật và tăng nguy cơ kết tụ sỏi trong đường mật.
    - Về luyện tập: Tăng cường vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp thư thái tinh thần, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xương khớp mà còn rất tốt cho hoạt động của đường mật, giúp hạn chế ứ trệ dịch mật.
    Bên cạnh những giải pháp mà chúng tôi đã nêu ở trên, mẹ bạn cũng có thể sử dụng thêm Tpcn Kim Đởm Khang để ngăn ngừa sỏi mật. Được phát triển từ một bài thuốc cổ phương có tác dụng rất tốt với hoạt động của gan mật, sản phẩm sẽ giúp tăng cường chức năng gan từ đó lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm nên giúp phòng ngừa sỏi mật hiệu quả do mọi nguyên nhân. Mẹ bạn có thể sử dụng sản phẩm với liều 4 viên/2 lần/ngày ít nhất 3 tháng/đợt và một năm nên uống nhắc lại từ 1 đến 2 lần.
    Chúc mẹ bạn thật nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Bị sỏi mật do uống thuốc tránh thai dài ngày phải làm sao?

    Tôi là nữ, năm nay 32 tuổi. Tôi có thói quen sử dụng biện pháp tránh thai là uống thuốc hàng tháng. Khoảng vài tuần trở lại đây, tôi thấy có các dấu hiệu như bụng ấm ách, ăn không ngon miệng, thỉnh thoảng bị đau ở phía mạn sườn bên phải. Tưởng là do ăn phải đồ lạ nên tôi cũng cho qua. Nhưng ngày hôm qua khi đi siêm âm kiểm tra sức khỏe tổng thể, bác sĩ phát hiện trong túi mật có một viên sỏi 9mm ở gần cổ túi mật. Xin hỏi trường hợp của tôi nên làm thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Theo nhiều con số thống kê trên thế giới, phụ nữ thường dễ bị bệnh sỏi mật hơn nam giới, do họ có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn. Và một trong số đó chính là việc sử dụng thuốc tránh thai dài ngày. Bởi khi sử dụng thuốc tránh thai, nồng độ hormon estrogen và progesteron trong cơ thể người phụ nữ thay đổi đã làm gan tăng đào thải cholesterol vào dịch mật, đồng thời chúng sẽ làm giảm co bóp của túi mật, khiến dịch mật bị ứ trệ. Đây chính là nguyên nhân khiến các thành phần trong dịch mật, đặc biệt là cholesterol tan không hết kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi.
    Thường thì trong túi mật có thể chứa được một viên sỏi to hơn kích thước 9mm nhiều lần mà người bệnh không hề cảm nhận được bất kỳ một triệu chứng nào. Nhưng sỏi của bạn lại nằm ngay cổ túi mật, nơi dịch mật từ ống dẫn mật đổ vào túi mật có diện tích rất nhỏ. Khi đó, viên sỏi sẽ khiến dịch mật không xuống đủ ruột non khi có chất béo, dẫn tới các dấu hiệu mà bạn đang gặp phải.
    Để điều trị, trước mắt bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai khác, chẳng hạn như dùng bao cao su hoặc đặt vòng để ngăn sỏi tăng về kích thước. Song song với đó, bạn nên tăng cường vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để làm giảm ứ trệ dịch mật. Trong chế độ ăn, nên hạn chế các thực phẩm chiên xào, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol; nên ăn nhiều chất xơ hoặc mỗi ngày có thể uống thêm một cốc nước cam, vừa giúp đẹp da mà chúng cũng rất tốt cho hoạt động của đường mật.
    Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi mật như Tpcn Kim Đởm Khang cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu, được các chuyên gia và nhiều người bệnh sử dụng chia sẻ có hiệu quả tốt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm thông qua đoạn video chia sẻ của một người bệnh sỏi mật sau đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=5LUkQoJKpHM&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU
    Dưới đây là những thông tin cụ thể về chế độ ăn cho người bệnh sỏi mật, bạn có thể tìm hiểu thêm:
    https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-danh-cho-nguoi-benh-soi-mat-8.html
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đang mang thai mắc bệnh sỏi bùn mật phải làm sao?

    Tôi đang mang thai ở tuần số 30, đi siêu âm định kỳ phát hiện có sỏi bùn trong túi mật. Bác sĩ khuyên rằng thời gian này nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào và tăng vận động để sỏi không tăng về kích thước. Hiện tôi sắp sinh em bé, lại bị sỏi bùn nên tâm trạng rất hoang mang. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Trước mắt bạn không cần quá lo lắng, bởi điều đó có thể làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và ngay cả cho bạn. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai bị sỏi bùn túi mật. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do quá trình mang thai làm thay đổi nồng độ các hormon estrogen và progesteron. Những hormon này sẽ làm tăng đào thải cholesterol ra ngoài thông qua dịch mật, đồng thời làm giảm co bóp túi mật, khiến cholesterol trong dịch mật trở nên quá bão hòa (tan không hết) kết tinh lại tạo thành sỏi. Sau khi sinh con, nồng độ hormon trở về bình thường, nếu người mẹ ăn uống khoa học, vận động đều đặn và giảm được cân thì sỏi bùn có thể được tống xuất dần ra ngoài mà không cần điều trị.
    Sau khi sinh con, định kỳ 2-3 tháng/lần bạn cũng nên đi siêu âm để biết sỏi bùn có giảm hay tăng về kích thước hay không. Nếu sau khi cai sữa mà sỏi bùn vẫn còn, bạn có thể mua Tpcn Kim Đởm Khang về sử dụng. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, chứa 8 thảo dược truyền thống sẽ giúp tăng khả năng tống xuất và bào mòn sỏi bùn, đã được nhiều người bệnh chia sẻ có hiệu quả tốt.
    Chúng tôi xin gửi bạn một số lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm khi bị sỏi bùn, bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết:
    https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-danh-cho-nguoi-benh-soi-mat-8.html
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Sau cắt túi mật có nên uống viên tinh bột nghệ không?

    Sau khi cắt túi mật, tôi có thể uống thêm viên tinh bột nghệ cùng mật ong không? Bởi tôi được biết tinh bột nghệ có thể giúp lợi mật, phòng ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật. Chân thành cảm ơn tư vấn từ chuyên gia.
    Icon
    Chào bạn,
    Sau cắt túi mật, vài tháng hoặc vài năm sau sỏi vẫn có thể tái phát tại các vị trí khác trong đường dẫn mật, do bản thân bạn đã có cơ địa tạo sỏi. Mặt khác, khi đó dịch mật không còn được cô đặc, đổ trực tiếp xuống ruột non nên đôi khi bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu như đau hạ sườn phải, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy trướng, ăn không ngon miệng…
    Đúng là nghệ rất tốt cho đường tiêu hóa, dạ dày và sự hoạt động của túi mật, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng bình thường sau cắt túi mật. Nhưng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa sỏi với cơ chế tác động toàn diện hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng Tpcn Kim Đởm Khang. Bản thân trong sản phẩm đã có tinh bột nghệ (Uất kim) cùng nhiều thảo dược quý khác đã được tiến hành nghiên cứu tại viện 103 cho kết quả giúp làm giảm đau, phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả sau phẫu thuật.
    Chúng tôi xin gửi đến bạn chia sẻ của một người bệnh sau cắt túi mật dùng sản phẩm Kim Đởm Khang:
    https://www.youtube.com/watch?v=yY1v6c7o_Wo&index=13&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Sỏi bùn túi mật do giảm cân nhanh nên chữa trị thế nào?

    Cách đây khoảng 1 năm, tôi có ăn kiêng để giảm cân. Khi đó tôi chỉ ăn mình rau xanh mà kiêng hoàn toàn dầu mỡ trong khoảng 8 tháng. Tháng 10 vừa rồi khi đi khám bác sĩ nói trong túi mật có bùn cholesterol, kích thước là 3x17mm. Xin hỏi có phải vì tôi đã giảm cân nên mới bị sỏi bùn không? và với kích thước sỏi như vậy tôi nên điều trị thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Ăn kiêng hoàn toàn chất béo, giảm cân nhanh chính là hai trong số các yếu tố gây sỏi bùn cholesterol trong túi mật. Nguyên nhân được giải thích là do, giảm cân nhanh chóng có thể làm phá vỡ sự cân bằng của các thành phần có trong dịch mật, khiến nồng độ cholesterol trong dịch mật trở nên quá bão hòa, chúng có thể kết tinh lại tạo thành sỏi bùn. Đồng thời, khi không có mặt chất béo ở trong đường tiêu hóa, sẽ làm giảm các cơn co bóp của túi mật, đường mật gây ứ trệ dịch mật khiến dịch mật không được tống đẩy xuống ruột để tiêu hóa thức ăn, làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
    Nhưng một khi bạn đã bị sỏi bùn, nếu chế độ ăn có quá nhiều dầu mỡ ngược lại sẽ không tốt. Vì chúng sẽ tạo điều kiện gây ra một cơn đau cấp. Do đó, trong chế độ ăn, bạn nên lựa chọn thực phẩm một cách cân đối. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả nhiều vitamin, nhất là hoa quả họ cam chanh bởi chúng rất tốt cho đường tiêu hóa, đồng thời nên hạn chế đồ ăn chiên xào, thực phẩm chứa chất béo trans (đồ chế biến sẵn, bánh quy ngọt), đồ ăn nhiều cholesterol như da da cầm (gà, vịt), lòng đỏ trứng, thịt đỏ…
    Để làm tăng khả năng tống xuất sỏi bùn, phòng ngừa sỏi kết tụ thành viên lớn hơn, bạn nên sử dụng sớm Tpcn Kim Đởm Khang. Nhờ lợi thế làm tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn và kháng viêm mà sản phẩm đã giúp cho bạn Đỗ Đức Duy - Hà Nội thoát khỏi đám sỏi bùn có kích thước 6 cm sau 10 năm bị căn bệnh này đeo bám. Bạn có thể lắng nghe câu chuyện của bạn Duy qua đường link sau: 
    https://www.youtube.com/watch?v=xNGBq4ukBJs&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU&index=7
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Trẻ 6 tuổi bị sỏi bùn trong túi mật có nguy hiểm không?

    Con trai tôi năm nay được 6 tuổi, khoảng 1 tháng trước, khi ăn cháu luôn kêu đau bụng, chán ăn, gia đình lo quá mang đi khám thì phát hiện có sỏi bùn trong túi mật. Xin hỏi bệnh sỏi bùn mà còn tôi gặp phải có nguy hiểm không và con tôi nên điều trị thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Sỏi bùn là một dạng của sỏi mật, nhưng do bùn mật chưa kết tụ thành sỏi viên nên nếu phát hiện sớm, điều trị sẽ giúp tống xuất sỏi ra khỏi túi mật được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sỏi bùn lại thường gây biến chứng viêm túi mật, làm xuất hiện các cơn đau quặn ở vùng mạn sườn phải, đau có thể lan ra sau lưng hoặc bả vai phải, trong cơn đau trẻ có thể kèm theo sốt cao, rét run, vàng da, vàng mắt, buồn nôn và nôn ói thực sự. Những cơn đau này thường khởi phát sau một bữa ăn có chứa nhiều dầu, mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn giàu cholesterol hoặc do giun chui lên ống mật. Vì lẽ đó mà để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra, gia đình bạn cần theo dõi chế độ ăn của con cẩn thận hơn, nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh, các loại hoa, củ quả và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Con bạn đang đã được 6 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ đã có thể tự kể về những triệu chứng mà trẻ gặp, do đó, bạn nên hỏi han con thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
    Tây y vẫn có những phương pháp điều trị sỏi mật. Nhưng việc dùng thuốc để hòa tan sỏi thường được khuyến cáo cho trẻ trên 18 tuổi. Nếu trẻ gặp phải cơn đau cấp, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Ưu điểm của giải pháp này là giải quyết nhanh tình trạng bệnh và an toàn khi thực hiện trên trẻ nhỏ, nhược điểm của nó là sau cắt túi mật sỏi vẫn có thể tái phát ở vị trí khác trong đường mật và trẻ phải đối diện với các biến chứng trên đường tiêu hóa như đau, đầy trướng, tiêu chảy… do không còn túi mật. Do đó, theo chúng tôi ở độ tuổi nhỏ này, cha mẹ các cháu nên lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn, chẳng hạn như sử dụng các bài thuốc dân gian để trị sỏi mật.
    Tại Việt Nam đang sở hữu rất nhiều bài thuốc có tác dụng như vậy, được biết tại viện 103 Hà Nội đã tiến hành đáng giá sản phẩm Thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang có chứa thành phần hoàn toàn là 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác có kết quả khá khả quan trên người bệnh sỏi mật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này cho trẻ sử dụng qua đường link mà chúng tôi cung cấp dưới đây:
    https://soimat.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nghien-cuu-hieu-qua-cua-kim-dom-khang-trong-ho-tro-dieu-tri-soi-mat.html
    https://soimat.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-kim-dom-khang--giai-phap-toi-uu-cho-nguoi-benh-soi-mat.html
    Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Polyp túi mật 6mm kiêng gì để giảm triệu chứng, ngừa ung thư?

    Vợ tôi năm nay 35 tuổi, bị polyp túi mật kích thước 6mm. Xin hỏi vợ tôi nên kiêng những thực phẩm nào để không bị đau, đầy trướng và ngăn ngừa nguy cơ polyp tiến triển về ung thư?
    Icon
    Chào bạn,
    Tuy polyp túi mật 6mm của vợ bạn chưa quá lớn, ít nguy cơ gây ung thư túi mật (thường polyp lớn hơn 10mm có nguy cơ ung thư cao), nhưng cũng không vì thế mà được chủ quan trong điều trị. Vợ bạn cần đến bệnh viện thăm khám ít nhất 3-6 tháng/lần trong vòng tối thiểu là 2 năm. Sau thời gian này nếu kích thước polyp không tăng, hoặc tăng rất chậm thì có thể giãn cách thời gian đi siêu âm là mỗi năm một lần.
    Các triệu chứng do polyp túi mật gây ra như đau tức, khó chịu ở hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu... thường gia tăng khi ăn đồ chiên xào, giàu cholesterol hay uống nhiều bia rượu, lúc này túi mật tăng có bóp dịch mật và gây đau. Đồng thời, một chế độ ăn không đảm bảo cũng có thể làm polyp phát triển nhanh về kích thước, dẫn đến tăng nguy cơ polyp tiến triển thành ung thư túi mật.
    Do đó, để làm giảm các triệu chứng do polyp túi mật gây ra, vợ bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, thịt bò, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, các sản phẩm được chế biến từ sữa chưa tách béo, các loại bánh kem, bánh ngọt và đồ ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, rượu cũng là một thức uống không tốt cho người bệnh polyp túi mật nên cần phải hạn chế xuống mức tối đa.
    Song song với chế độ ăn, vợ bạn cũng có thể tham khảo dùng một số sản phẩm hỗ trợ bổ gan lợi mật, chẳng hạn như TPCN Kim Đởm Khang. Sản phẩm chứa các thành phần có tác dụng tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật, kháng viêm, kháng khuẩn, do đó giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra, đồng thời làm chậm sự phát triển của polyp về số lượng cũng như kích thước.
    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh đã tan polyp túi mật 4,5mm chỉ sau 2 tháng dùng Kim Đởm Khang trong video sau đây:

    Kim Đởm Khang giúp bào mòn polyp cholesterol, ngăn polyp tăng kích thước, tránh phẫu thuật

    Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0963022986 – 0962326300, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Sỏi túi mật kích thước 22mm phải làm sao?

    Tôi năm nay 35 tuổi, vừa qua đi khám phát hiện sỏi túi mật, kích thước 22mm. Tuy nhiên, tôi không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ăn uống cũng rất tốt. Bác sĩ nói rằng không cần phải mổ, chỉ khi nào thấy đau nhiều thì lên bệnh viện khám lại và điều trị. Nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Kích thước sỏi của bạn là 22mm đã khá lớn, lại chưa có triệu chứng bất thường nào thì cũng không cần lo lắng quá, nhưng cũng không nên chủ quan mà lơ là việc chữa trị. Bởi sỏi có thể phát triển tăng thêm về số lượng, kích thước gây ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật.
    Lựa chọn điều trị sỏi túi mật 22 mm
    Đúng như bác sĩ đã tư vấn cho bạn, sỏi túi mật 22 mm tuy khá lớn nhưng chưa đau thì chưa cần mổ mà chỉ cần theo dõi định kỳ. Do đó, trong thời gian này, bạn cần hạn chế thực phẩm chiên xào, giảm thức ăn nhiều cholesterol. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh, tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/1 lần; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tránh ứ trệ dịch mật.
    Trong quá trình theo dõi nếu thấy có các dấu hiệu: thường xuyên đau hạ sườn phải, sốt, vàng da… thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị. Trường hợp cần thiết có thể phải mổ cắt túi mật.
    Xem thêm: Phương pháp điều trị sỏi túi mật
    Giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi túi mật từ thảo dược
    Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật có nguồn gốc thảo dược, chẳng hạn như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang để bào mòn dần sỏi. Sản phẩm có chứa 8 loại thảo dược quý giúp tăng cường sản xuất dịch mật và tăng vận động đường mật giúp  bào mòn sỏi dần theo cơ chế nước chảy đá mòn. Khi kích thước viên sỏi đủ nhỏ, sự gia tăng co bóp túi mật sẽ tống xuất viên sỏi ra ngoài.
    Hiện tại, bạn có thể sử dụng với liều 4-6 viên/2 lần trong ngày, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Để đạt hiệu quả tốt nhất giai đoạn đầu bạn nên sử dụng thường xuyên liên tục theo lộ trình 3-6 tháng và nhắc lại ít nhất 1 lần trong năm.
    Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh của một người bị sỏi túi mật 33 mm đã hết sỏi chỉ trong 9 tháng:

    Chúc bạn nhiều sức khỏe!