Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Teo túi mật có sử dụng Kim Đởm Khang không?

    Tôi bị sỏi bùn từ bé, túi mật đã bị teo uống nhiều loại thuốc lá, thuốc nam không đỡ. Tuần trước, tôi được giới thiệu sản phẩm Kim Đởm Khang do anh nhà bác bị sỏi mật sử dụng cho hiệu quả tốt. Xin hỏi trường hợp của tôi túi mật đã bị teo thì có sử dụng sản phẩm này được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Teo túi mật là một trong những biến chứng nghiêm trọng do sỏi bùn gây ra. Nguyên nhân là do sỏi bùn gây viêm túi mật  lặp đi lặp lại nhiều lần. Lâu ngày khiến thành túi mật bị tổn thương và dày lên. Cuối cùng túi mật có thể bị teo và mất khả năng lưu trữ, tống xuất dịch mật.
    Hiện không có thuốc điều trị teo túi mật, khi túi mật đã mất chức năng thì cách tốt nhất là nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Bởi việc giữ lại túi mật khi đó cũng giống như bạn đang ôm một quả bom không hẹn giờ phát nổ, chúng có thể gây nhiều rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau, đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy… do dịch mật không còn chỗ chứa mà được đưa thẳng xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn.
    Tại thời điểm trước và sau khi phẫu thuật cắt túi mật, bạn hoàn toàn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Kim Đởm Khang để tăng cường chức năng gan, tăng vận động mật, nhờ làm giảm các triệu chứng sau cắt túi mật và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi ở những vị trí khác trong đường mật. Bởi sỏi bùn là bệnh có tính chất cơ địa, việc cắt túi mật chỉ là giải pháp tạm thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hơn.
    Bên cạnh đó, ngay tại thời điểm này bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống: ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường vận động đường mật.
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Mắc bệnh sỏi bùn mật cần ăn kiêng những thực phẩm nào?

    Con trai tôi năm nay 15 tuổi. Bắt đầu từ 3 tháng trước, cháu có biểu hiện đau ở mạn sườn phải, thường đau vào ban đêm nhưng không thường xuyên. Tôi đưa cháu lên viện khám, bác sĩ siêu âm ổ bụng phát hiện có sỏi bùn mật, kích thước đám sỏi 15mm. Bác sĩ có khuyên về nên cẩn thận trong việc ăn uống, năng tập thể dục có thể sỏi sẽ giảm mà không cho thuốc. Xin cho tôi biết, con trai tôi nên kiêng những thực phẩm nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Sỏi bùn mật xuất hiện khi cholesterol quá bão hòa trong dịch mật, kích thước dưới 1mm nhưng thường tụ lại thành đừng đám. Qua thời gian sỏi bùn mật nếu không được điều trị có thể kết tụ tạo thành sỏi viên, gây nguy hiểm cho người bệnh.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi bùn mật và chế độ ăn đóng một phần trong số đó. Khi bạn ăn uống khoa học, có thể ngăn ngừa sỏi gây triệu chứng, phòng sỏi phát triển thêm về số lượng và kích thước.
    Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn cho con trai bạn:
    - Hạn chế sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa tách béo: Sữa tách béo hay sữa gầy rất tốt cho sức khỏe, bởi chúng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, sữa chưa tách béo có hàm lượng chất béo bão hòa khá nhiều, chúng có thể góp phần vào sự phát triển của sỏi mật, kích hoạt một cơn đau cấp. Vì vậy, con trai bạn nên hạn chế các thực phẩm như bơ, sữa, phomat, phô mai que, sữa socholate, kem…
    - Hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol: Thịt động vật, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, các loại đồ ăn chế biến sẵn thịt ướp lạnh, cá đóng hộp, trứng… có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, không tốt cho người bệnh sỏi bùn mật.
    - Hạn chế món chiên xào: Các món chiên, rán nhiều lần có chứa nhiều chất béo so với việc luộc, hoặc hấp. Chính vì lẽ đó mà con bạn nên tránh tất cả các thực phẩm: khoai tây chiên, bánh rán, bánh ngọt, các loại rau xào nhiều đồ mỡ… Bạn nên hạn chế chiên xào thực phẩm bằng mỡ động vật, thay vào đó nên chọn dầu thực vật, chẳng hạn như dầu oiu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
    - Hạn chế đường, tinh bột tinh chế: Tinh bột sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose và được sử dụng làm năng lượng hoạt động cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột, lượng đường dư thừa không sử dụng hết sẽ chuyển thành chất béo, làm gan tăng đào thải ra ngoài qua dịch mật, từ đó tăng kích thước của sỏi mật. Vì vậy con bạn nên ăn ít các món tráng miệng, bánh ngọt, bánh kem, bánh nướng, bánh quy…
    Trên đây là một số lời khuyên về chế độ ăn, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn trong bài viết: Chế độ ăn cho người bệnh sỏi mật để biết cách lựa chọn thực phẩm cân bằng, vừa tốt cho sự phát triển của cơ thể, đồng thời vẫn hạn chế được triệu chứng sỏi bùn mật.
    Trong quá trình tư vấn bệnh sỏi bùn mật, chúng tôi đã ghi nhận được trường hợp của Duy - một bạn trẻ cũng bị căn bệnh tương tự như con bạn. Có triệu chứng từ năm 10 tuổi, nhưng mất nhiều năm sau mới chẩn đoán chính xác do sỏi bùn, khi đó kích thước đám sỏi đã lên tới 6cm. Điều trị nhiều nơi không khỏi, nhưng từ khi biết đến và sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang, kết hợp việc ăn uống, uyện tập đều đặn mà chỉ sau 9 tháng, sỏi đã được bào mòn hoàn toàn. Chúng tôi nghĩ, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này để sớm mua về cho con sử dụng.
    Dưới đây là chia sẻ của bạn Duy, bạn có thể lắng nghe thêm:
    https://www.youtube.com/watch?v=xNGBq4ukBJs&index=7&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU
    Chúc con bạn sớm khỏe!
  • Icon

    Sỏi đầy túi mật phải làm sao? Tại sao trẻ em cũng mắc sỏi mật?

    Con trai tôi năm nay 6 tuổi, cháu đi siêu âm bác sĩ kết luận là sỏi đặc túi mật. Theo tôi được biết căn bệnh này chỉ xảy ra ở người lớn, tại sao con trai tôi cũng mắc bệnh. Với trường hợp của con tôi xin chuyên gia cho lời khuyên về cách chữa trị.
    Icon
    Chào bạn,
    Sỏi mật là căn bệnh thường gặp ở người lớn, điều đó không có nghĩa là chúng không xuất hiện ở trẻ em. Thực tế cho thấy, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ trẻ em mắc bệnh sỏi mật, rơi vào lứa tuổi từ 5 - 10.
    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi mật ở trẻ, đó có thể liên quan đến việc nhiễm ký sinh trùng ở đường ruột đặc biệt là giun đũa, trẻ mắc các bệnh thiếu máu huyết tán, dị dạng đường mật bẩm sinh. Hoặc một số trẻ mắc bệnh béo phì, sử dụng thuốc kháng sinh ceftriaxone trong thời gian dài cũng có thể phát sinh sỏi mật.
    Ở lứa tuổi của cháu, việc chỉ định thuốc lúc này cũng rất thận trọng. Bạn nên đưa bé đến khám tại khoa tiêu hóa của bệnh viện lớn tuyến tỉnh hoặc trung ương để khám lại và có hướng xử trí thích hợp. Nếu không điều trị sớm, sỏi có thể gây ói mửa khi ăn, vàng da, tắc mật, sốt do viêm túi mật; khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc… Trước mắt, nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường, bạn nên tiếp tục theo dõi, khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đưa con đi khám tại bệnh viện. Nếu thành túi mật của bé quá dày, hoặc thường xuyên bị viêm túi mật, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật. Tuy nhiên, đây là điều không ai mong muốn, bởi cắt túi mật có thể khiến phần lớn cuộc đời của trẻ sau này phải chịu đựng những biến chứng trên đường tiêu hóa như đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu… Do đó, mục tiêu trước mắt trong việc điều trị của trẻ vẫn là bảo tồn được túi mật.
    Để làm được điều này, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày: cho bé ăn các thức ăn lỏng mềm, dễ tiêu hóa, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và hạn chế cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol như thịt đỏ, lòng đỏ trứng. 
    Việc cho trẻ sử dụng thêm Tpcn Kim Đởm Khang với liều ngày 2 viên, chia 2 lần cũng là một giải pháp hiệu quả. Sản phẩm có chứa các thảo dược đã được nghiên cứu mang lại tác dụng giúp tăng cường vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng viêm, kháng khuẩn nên không chỉ giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng mà về lâu dài có thể bào mòn sỏi dần.
    Sản phẩm đã được nhiều người bệnh sỏi mật chia sẻ có hiệu quả và rất an toàn khi sử dụng, nên bạn hoàn toàn an tâm:
    https://www.youtube.com/watch?v=5LUkQoJKpHM&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU
    Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • Icon

    Mẹo ăn uống làm giảm đau, đầy trướng… do sỏi mật trong dịp tết?

    Các món ăn trong ngày tết thường rất nhiều dầu, mỡ. Tôi lại bị sỏi mật ăn những thực phẩm này bụng thường bị đầy trướng, khó tiêu và đau hạ sườn phải. Xin chuyên gia mách tôi một số mẹo để làm giảm tình trạng này.
    Icon
    Chào bạn,
    Như vậy là ngay cả ngày bình thường, khi ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ bạn cũng rất dễ bị đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn do bị sỏi mật. Vì thế trong ngày tết bạn đặc biệt phải chú ý hơn để tránh những triệu chứng này. Một số mẹo nhỏ chúng tôi khuyên bạn như sau:  Tránh các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hạn chế món chiên xào - chỉ sử dụng dầu ăn khi thực sự cần thiết, vớt váng mỡ béo trong các món hầm, để ráo dầu với các thực phẩm chiên. Các món nên ăn: các loại rau củ quả nhiều chất xơ (củ cải, bông cải, ngũ cốc, yến mạch), các loại hạt óc có, hướng dương….
    Nếu bạn tuân thủ đúng những nguyên tắc này, tình trạng đầy trướng, đau sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các thảo dược quý hỗ trợ gan mật có trong Tpcn Kim Đởm Khang để cải thiện bệnh và phòng tránh các cơn đau do sỏi mật. Nếu kiên trì sử dụng lâu dài, sản phẩm sẽ tăng khả năng bào mòn và tống xuất sỏi mật ra khỏi cơ thể.
    Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh nay đã thóat được căn bệnh sỏi mật, bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. 
    Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp giảm đau, đầy trướng do bệnh sỏi mật, bạn có thể tìm hiểu thêm: https://soimat.vn/bai-viet/thong-tin-benh/5-cach-lam-giam-dau-day-truong-tieu-chay-sau-cat-tui-mat.html)
    Chúc bạn ăn tết vui vẻ! 
  • Icon

    Người bệnh sỏi mật nên kiêng gì trong ngày tết?

    Người bệnh sỏi mật trong chế độ ăn ngày tết có cần phải kiêng khem gì không, thưa chuyên gia?
    Icon
    Chào bạn,
    Đối với người bệnh sỏi mật, thì ngay cả trong ngày bình thường cũng rất cần chú ý đến chế độ ăn giảm cholesterol, tăng chất xơ, rau quả. Vấn đề này lại càng nên được quan tâm hơn trong những ngày tết. Vì bạn cũng biết, thức ăn dịp tết thường là những mâm “cỗ” với các món chiên xào chứa rất nhiều chất béo. Chúng tôi gợi ý bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây: trứng - gây nặng thêm triệu chứng ở 95% người sỏi mật, thịt heo, da gà, sữa chưa tách béo, phomat, kem, đồ ăn chiên, rượu bia, chất kích thích khác (café, thuốc lá)… Tất nhiên, chúng ta sẽ không thể tránh tuyệt đối được tất cả, nhưng bạn nhớ ăn một lượng vừa phải, chừng mực, tuyệt đối không ăn quá nhiều trong một bữa. Bạn nên ăn các thực phẩm như: củ cải, dưa leo, đậu xanh, đậu bắp, khoai lang, hẹ, cà chua, chanh, nho, táo, đu đủ, ngô, cam, bưởi…
    Về lâu dài, giữ viên sỏi trong đường mật, túi mật không phải là điều có lợi. Bởi khi đó, đồng nghĩa là bạn đang chứa trong mình một quả bom mà không biết thời gian nó sẽ phát nổ. Do đó, ngoài chế độ ăn làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa sỏi phát triển, bạn nên tìm kiếm cho mình những giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn viên sỏi này ra khỏi đường mật. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn “bí quyết” mà rất nhiều người bệnh sỏi mật mách nhau sử dụng, bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY. 
    Chúc bạn cùng gia đình có một tết cổ truyền đầm ấm!
  • Icon

    Có nên uống thuốc tây hòa tan sỏi mật hay không?

    Tôi có sỏi túi mật, bác sĩ nói rằng đó là sỏi cholesterol. Hiện nay kích thước sỏi của tôi là 14mm, vậy tôi có nên sử dụng thuốc làm tan sỏi hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tất cả các loại thuốc làm tan sỏi đều có bản chất từ 2 loại acid mật. Chính vì vậy, chúng chỉ có hiệu quả với loại sỏi có thành chính là cholesterol. Sau nhiều nghiên cứu thực tế trên người bệnh, các nhà điều trị cho biết, thuốc làm tan sỏi chỉ có hiệu quả khi kích thước sỏi nhỏ dưới 15mm, sỏi chưa bị canxi hóa và chức năng của túi mật vẫn còn hoạt động tốt. Nếu xét về các tiêu chí trên thì bạn vẫn có thể dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, bạn cần trao đỏi với bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi các thuốc tan sỏi đều phải sử dụng trong thời gian dài, ít nhất từ 6 tháng đến 2 năm, nhưng thường bị gián đoạn bởi các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Mặt khác, thuốc chỉ có hiệu quả với 30% người bệnh sỏi mật và sau khi sỏi tan hoàn toàn, có đến hơn 50% các trường hợp bị sỏi tái phát sau thời gian từ 3 - 5 năm. Vì các lý do ở trên mà việc điều trị sỏi bằng tây y thường sẽ đợi cho đến khi sỏi gây biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt túi mật.
    Cơ chế hình thành sỏi mật là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố, vì thế việc điều trị cần phải tác động toàn diện lên hệ thống gan mật để giúp điều chỉnh lại những rối loạn trong quá trình sản xuất và lưu thông dịch mật.
    Xu hướng hiện nay là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang đã được khoa học chứng minh có tác dụng chuyên biệt, hiệu quả trong việc chữa trị bệnh sỏi mật, không những làm giảm triệu chứng mà về lâu dài còn giúp bào mòn sỏi.
    Không chỉ có một mà đã có rất nhiều người bệnh sỏi mật sử dụng sản phẩm có tác dụng tốt, sỏi được bào mòn mà không cần cắt túi mật. Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của họ tại đây:
    https://soimat.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-cach-loai-bo-soi-mat-khong-phau-thuat.html
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Đã cắt túi mật liệu sỏi mật có tái phát trở lại?

    Sau một bữa ăn trưa, tôi bị đau quặn hạ sườn phải, kèm theo sốt cao, người vã mồ hôi nên phải nhập viện cấp cứu. Khi đó bác sĩ chẩn đoán túi mật bị viêm cấp do sỏi. Điều trị ổn định được 2 tuần thì tôi phải cắt túi mật. Nhưng tôi rất lo lắng, sỏi mật có thể tái phát trở lại dù đã cắt túi mật đi rồi. Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Sau cắt túi mật, dịch mật vẫn được sản xuất và đổ thẳng vào ruột thay vì dữ trữ ở túi mật. Do sự xáo trộn này mà rất nhiều người bệnh phải đối diện với những biến chứng trên đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy mạn tính, đầy trướng, khó tiêu hay đau mạn sườn phải.
    Yếu tố cơ địa, sự suy giảm chất lượng dịch mật, đường mật chậm lưu thông hay bị nhiễm khuẩn dịch mật là một trong số những nguyên nhân chính gây bệnh sỏi mật. Cắt túi mật chỉ đơn giản là loại bỏ đi một chỗ “trú ẩn” của sỏi mà không thể ngăn ngừa được sỏi tái phát. Nhiều nghiên cứu thấy rằng, có đến 50% trường hợp, sỏi tái phát ở đường dẫn mật sau 3 - 5 năm điều trị.
    Để phòng ngừa sỏi mật, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng, bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện 103, Hà Nội cho thấy tác dụng ngăn ngừa tái phát sỏi hiệu quả, đồng thời làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng trên đường tiêu hóa. Mặt khác, đã có rất nhiều người bệnh sau cắt túi mật sử dụng sản phẩm có hiệu quả tốt, nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
    https://www.youtube.com/watch?v=yY1v6c7o_Wo&index=13&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Sự thật về cách chữa sỏi mật bằng rau ngổ với nước dừa

    Tôi bị sỏi mật, bác sĩ khuyên mổ nhưng tôi chưa muốn mổ. Sỏi kích thước 23mm, nằm trong túi mật, thỉnh thoảng bị đau, đầy trướng. Một người bạn mách tôi uống nước rau ngổ hàng ngày có thể chữa được sỏi mật. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Câu hỏi: Tôi bị sỏi mật, bác sĩ khuyên mổ nhưng tôi chưa muốn mổ. Sỏi kích thước 23mm, nằm trong túi mật, thỉnh thoảng bị đau, đầy trướng. Một người bạn mách tôi uống nước rau ngổ với nước dừa hàng ngày có thể chữa được sỏi mật. Điều này có đúng không? Xin chuyên gia tư vấn giúp
    Chào bạn,
    Rau ngổ với nước dừa chữa sỏi mật là mẹo được nhiều người truyền miệng. Tuy nhiên đến nay, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh cách này có thể làm tan hay tống đẩy sỏi mật ra ngoài.

    Tác dụng thực của rau ngổ với bệnh sỏi mật
    Theo Đông y, rau ngổ (hay còn gọi là rau om, ngò om, thạch long vĩ...) có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái (giảm ho), giải độc, kháng viêm, giảm đau thắt bụng, sát trùng đường ruột, lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng… Điều này sẽ giúp cải thiện phần nào các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa do sỏi mật gây ra.
    Còn trong y học hiện đại, rau ngổ chứa coumarin và flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Điều này cũng có lợi cho người bệnh sỏi mật vì khi có sỏi, túi mật và đường mật sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.
    Về tác dụng bào mòn sỏi mật, chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu hoặc chia sẻ của bác sĩ nào chứng minh rau ngổ có thể làm được điều này. Khảo sát những người dùng rau ngổ trị sỏi mật cũng cho thấy loại rau này không giúp tẩy sỏi gan mật hiệu quả như những lời truyền miệng.

    Rau ngổ (rau ngò om) không giúp bài sỏi mật như nhiều người vẫn tưởng
    Vì thế, bạn có thể thử dùng rau ngổ nhưng không nên quá tin tưởng rằng viên sỏi mật của mình sẽ được bào mòn. Thực tế để bào mòn sỏi mật không mổ, bạn có thể tham khảo các sản phẩm đã được nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn. Chẳng hạn như viên uống Kim Đởm Khang.
    Có 2 lý do mà chúng tôi tư vấn Kim Đởm Khang cho trường hợp của bạn. Thứ nhất, sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện 103 về tác dụng bào mòn sỏi mật, trong đó có các trường hợp sỏi lớn hơn 15mm như của bạn. Thứ 2, đã có nhiều người bệnh bị sỏi mật bào mòn được sỏi sau khi sử dụng Kim Đởm Khang. Ví dụ như ông Nguyễn Trọng Long trú tại Hải Phòng, số điện thoại 0912 255 936. 
    Ông Long cũng bị sỏi túi mật kích thước lớn như bạn (33mm). Tuy nhiên vì lo sợ mổ sẽ gây biến chứng mà sỏi vẫn có thể tái phát nên ông đã sử dụng Kim Đởm Khang. Sau 3 tháng, kích thước viên sỏi của ông đã giảm một nửa và đến nay là không còn sỏi viên trong túi mật.

    Chia sẻ của ông Long về quá trình bài sỏi mật với Kim Đởm Khang


    Nếu bạn quan tâm về sản phẩm Kim Đởm Khang đã giúp ông Long bài sỏi mật, hãy gọi tới hotline 0963 022 986 để được tư vấn chi tiết.



    Một số cách dùng rau ngổ chữa sỏi mật
    Để thử chữa sỏi mật bằng rau ngổ, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây:

    Cách 1: Dùng rau ngổ với nước dừa
    Chuẩn bị: 1kg rau ngổ tươi và 500ml nước dừa tươi.
    Cách làm: Rửa sạch rau ngổ với nước sau đó ngâm nước muối loãng 5 - 10 phút để sát khuẩn. Vớt rau ngổ để ráo rồi đem đi xay nhuyễn. Lọc hoặc vắt lấy nước cốt rau ngổ cho vào 500ml nước dừa tươi rồi khuấy đều. Chia hỗn hợp rau ngổ với nước dừa thành 4 - 5 phần để uống trong ngày.

    Cách 2: Dùng rau ngổ với mật ong
    Chuẩn bị: 1 nắm rau ngổ tươi và 1 - 3 thìa mật ong
    Cách làm: Rau ngổ đem ngâm muối, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem rau xay nhuyễn cùng khoảng 50ml nước ấm. Lọc lấy nước cốt, bỏ bã, thêm mật ong vào cho vừa miệng uống hàng ngày.


    Xem thêm: Các cách trị sỏi mật tại nhà hiệu quả nhất

    Lưu ý cần nhớ khi chữa sỏi mật bằng rau ngổ
    Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, dùng rau ngổ chữa bệnh sỏi mật tại nhà là mẹo được truyền miệng trong dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng có hiệu quả điều trị sỏi mật thực sự. Do đó khi áp dụng, bạn cần cẩn thận:


    Bắt buộc phải ngâm muối và rửa thật sạch rau trước khi dùng vì loại rau này có nhiều lông tơ, dễ bị vi khuẩn bám vào.
    Không dùng rau ngổ để điều trị sỏi mật nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị có kế hoạch mang thai để tránh gây hại cho thai nhi.
    Rau ngổ, rau ngò om (Limnophila chinensis) dễ nhầm với rau ngổ trâu (Enydra fluctuans) nên cần chú ý khi mua.
    Theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng. Nếu thấy dấu hiệu lạ hoặc bệnh có xu hướng không thuyên giảm thì gọi ngay tới hotline 0963 022 986 để được tư vấn.


    Trên đây là toàn bộ phần giải đáp cho câu hỏi “Chữa sỏi mật bằng rau ngổ hiệu quả không?”. Nhìn chung đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả còn cần được nghiên cứu thêm. Nếu sử dụng, bạn cần thận trọng để tránh “tiền mất tật mang”.
    Một số thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo thêm:


    8 cây thuốc nam “khắc tinh” của sỏi mật
    Chữa sỏi mật bằng quả sung: Nên hay không?

    Chúc bạn mạnh khỏe!