Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Sỏi túi mật uống Kim Đởm Khang bao lâu có hiệu quả?

    Tôi có sỏi trong túi mật xin hỏi uống Kim Đởm Khang bao lâu thì mới thấy có hiệu quả? Chân thành cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Tpcn Kim Đởm Khang chứa các thảo dược quý giúp tăng cường vận động đường mật, co bóp của túi mật và sản xuất dịch mật có chất lượng tốt, nhờ vậy sẽ bào mòn sỏi dần theo cơ chế nước chảy đá mòn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp làm giảm các triệu chứng đầy trướng, khó tiêu do sỏi gây ra và ngăn ngừa các biến chứng của sỏi gây viêm túi mật.
    Sự bào mòn sỏi dù là với Đông y hay Tây y cũng cần một thời gian điều trị lâu dài, với Kim Đởm Khang cũng như vậy. Nếu là sỏi bùn có thể chỉ cần vài tháng, sỏi viên nhỏ từ 3-6 tháng, sỏi có kích thước lớn có thể cần 1-2 năm. Hơn nữa, vấn đề này tùy thuộc vào cơ địa và đáp ứng của mỗi người, phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, cũng như tăng cường luyện tập hay không.
    Hiện tại, bạn nên sử dụng với liều 4-6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h, sử dụng ít nhất 1 lộ trình 3-6 tháng và nhắc lại ít nhất 1 lần trong năm.
    Dưới đây là chia sẻ của một người có sỏi túi mật kích thước 3,3 cm và bác đã tìm ra giải pháp không còn sỏi nữa chỉ sau 9 tháng sử dụng, bạn có thể lắng nghe thêm:



    Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, da gia cầm; hạn chế sử dụng rượu bia, cafein, trà đặc, thuốc lá; không thức quá khuya, tránh lo lắng, stress kéo dài. Nên tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi và thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
    Chúc bạn sức khỏe!

  • Icon

    Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

    Tôi bị sỏi mật đã 2 năm nay. Do kích thước viên sỏi nhỏ nên bác sĩ không khuyên tôi phẫu thuật hay dùng thuốc gì mà chỉ dặn dò chú ý ăn uống, luyện tập, đi khám định kỳ. Liệu bệnh của tôi có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,
    Nếu kích thước sỏi bé và chưa gây ra các triệu chứng như đầy trướng, chậm tiêu, đau hạ sườn phải thì bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi, và chỉ cần theo dõi bằng cách đi khám định kỳ. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi kích thước lớn mà không được phát iện và điều trị sớm, nó có thể gây ra những biến chứng như viêm đường mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp… Nặng hơn có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng đường mật, hoạt tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan và áp xe gan và gia tăng nguy cơ ung thư túi mật. Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong.
    Với trường hợp của bạn, kích thước sỏi còn nhỏ chưa gây ra biến chứng gì thì bạn chỉ cần thay đổi lối sống: ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol như trứng, thịt đỏ, nội tạng động vật… Hãy ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, kết hợp với tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường vận động đường mật nhằm hạn chế nguy cơ sỏi phát triển lớn lên. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng sớm các sản phẩm hỗ trợ có tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: tăng cường vận động đường mật, cải thiện chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm từ đó sẽ tăng cường khả năng tống xuất và bào mòn sỏi, giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của sỏi gây ra như tpcn Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá và cho kết quả khả quan trong việc bào mòn sỏi gan, sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ…
    Bạn cần thường xuyên theo dõi và thăm khám định kỳ 6 tháng một lần, đặc biệt là khi có những dấu hiệu cấp tính như sốt cao trên 38 độ kèm ớn lạnh, vàng da, đau hạ sườn phải trong nhiều giờ…bạn phải lập tức đến các chuyên khoa tiêu hóa để được cấp cứu kịp thời.
    Chúc bạn sức khỏe!
    XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT HIỆU QUẢ
  • Icon

    Chẩn đoán sỏi mật sớm bằng phương pháp nào?

    Mẹ tôi bị sỏi mật đã 3 năm nay và đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Dạo gần đây tôi thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ rất giống với triệu chứng mà mẹ tôi gặp phải trước đây. Chuyên gia có thể cho tôi biết tôi có thể được chẩn đoán sỏi mật sớm bằng phương pháp nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Hiện nay có một số phương pháp hiện đại có thể áp dụng để chẩn đoán sớm và chính xác sỏi mật, bao gồm:
    - Siêu âm ổ bụng: đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán sỏi mật
    - Chụp cắt lớp vi tính: có thể phát hiện biến chứng như nhiễm trùng, tắc nghẽn túi mật, ống dẫn mật.
    - Chụp cộng hưởng từ: có thể dùng để phát hiện sỏi trong ống dẫn mật.
    - Nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP): quan sát hình ảnh của các ống dẫn mật và ống tụy để phát hiện sỏi.
    Ở Việt Nam có tới 80% trường hợp có sỏi nhưng không xuất hiện triệu chứng nên không được chẩn đoán. Vì vậy, để chẩn đoán sớm và chính xác sỏi mật, bạn có thể đến các chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để được bác sĩ tiến hành các phương pháp như đã kể trên.
    Nếu bạn có sỏi mật, bạn không nên quá lo lắng bởi chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Một số lời khuyên trong bài viết sau có thể hữu ích cho bạn:
    https://soimat.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/giam-trieu-chung-soi-mat-bang-che-do-an.html
    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt có nguồn gốc thảo dược với cơ chế tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp làm giảm triệu chứng đầy trướng khó tiêu và ngăn ngừa sự các biến chứng do sỏi gây ra, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang. Với trường hợp đã cắt túi mật như mẹ bạn, cũng có thể sử dụng Kim Đởm Khang để phòng ngừa tái phát.
    Chúc bạn khỏe mạnh!
    XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN CHỮA SỎI MẬT HIỆU QUẢ
  • Icon

    Sỏi mật là gì? Nên điều trị như thế nào?

    Tôi thường xuyên bị đau tức hạ sườn phải, bụng đầy chướng sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ. Đi khám được bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhiều sỏi trong túi mật, kích thước viên lớn nhất 10 mm. Xin hỏi sỏi mật là gì? Tôi nên điều trị thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Sỏi mật là những khối rắn được hình thành trong túi mật hoặc đường ống dẫn mật. Chúng đôi khi chỉ nhỏ như một hạt cát, nhưng cũng có thể to như một quả bóng golf và xuất hiện với một viên duy nhất hoặc nhiều viên kết hợp với các kích thước khác nhau. Có hai loại sỏi mật, gồm sỏi cholesterol chiếm 80%, và sỏi sắc tố với thành phần chính gồm bilirubin - một thành phần của dịch mật. Sỏi cholesterol thường có màu vàng xanh và sỏi sắc tố được cấu tạo từ bilirubin có màu đen hoặc nâu. Các triệu chứng mà người bệnh sỏi mật gặp phải sẽ khác nhau, phụ thuộc và kích thước, số lượng, vị trí và loại sỏi họ đang mắc. Sỏi trong túi mật thường ít có biểu hiện rõ ràng, nếu sỏi kích thước lớn có thể gây đau khi túi mật có bóp để tiêu hóa sau một bữa ăn giàu chất béo. Sỏi cũng có thể gây ra biến chứng nếu chúng đủ lớn để gây tắc mật di chuyển ra khỏi túi mật gây tắc ống dẫn mật. Trường hợp của bạn sỏi đang có kích thước vừa phải nhưng với số lượng nhiều nên ảnh hưởng một phần tới hoạt động của túi mật và gây đầy chướng, chậm tiêu, đau hạ sườn phải… Chính vì vậy, bạn nên điều trị sớm bằng thuốc và thay đổi lối sống để chung sống hòa bình với sỏi và tránh các biến chứng sau này.
    Trước mắt, bạn cần dùng đầy đủ thuốc theo đơn của bác sỹ chỉ định nếu có, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn chín, uống sôi, ăn nhiều rau xanh, chất xơ để giảm đầy chướng và hạn chế ăn các đồ khó tiêu, nhiều cholesterol như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, mỡ động vật…
    Bạn có thể kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường vận động đường mật, giảm ứ trệ dịch mật, bởi đây là yếu tố gia tăng nguy cơ hình thành sỏi.
    Bên cạnh các giải pháp tây, vai trò của đông y trong điều trị sỏi mật đã được chứng minh từ  hàng trăm năm trước. Một ví dụ điển hình là bài thuốc trị sỏi mật gồm 8 thảo dược quý (Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo) có tác động toàn diện lên hệ thống gan mật. Vì vậy, nó không chỉ giúp giảm các triệu chứng đầy chướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải, mà khi sử dụng lâu dài còn giúp bào mòn dần sỏi và ngăn ngừa các biến chứng do sỏi gây ra.
    Hiện nay với sự phát triển của công nghệ bào chế, người bệnh sỏi mật không còn phải dùng dưới dạng thuốc sắc nữa, mà có thể sử dụng dạng viên nang tiện lợi với tên thương hiệu là Tpcn Kim Đởm Khang, bạn có thể tham khảo sử dụng. Sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả tại bệnh viện 103. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tin về nghiên cứu trong video dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=jS_r5HiEUTI&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU&index=7
    Chúc bạn luôn khỏe mạnh!


  • Icon

    Viêm túi mật mạn do sỏi mật có nên phẫu thuật cắt túi mật?

    Xin chào, tôi tên Long, 45 tuổi, bị sỏi mật cách đây 3 năm. Hiện nay đi khám bác sĩ chẩn đoán túi mật bị viêm nhiều lần, thành túi mật dày, nên phẫu thuật nội soi để cắt túi mật. Tôi rất lo sợ việc phẫu thuật, chuyên gia có thể cho tôi biết là tôi có nên thực hiện ca phẫu thuật này hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đúng là khi thực hiện một ca phẫu thuật, cho dù đơn giản, thì đều có rủi ro nhất định, đặc biệt là tâm lý lo sợ của người bệnh. Nhưng để đưa ra được quyết định đúng đắn và phù hợp, bạn cần phải cân nhắc giữa mặt được và hại khi tiến hành.
    Nếu sỏi mật gây viêm túi mật có thể là do sỏi lớn hoặc sỏi nằm ngay tại cổ túi mật làm cản trở đường ra, vào của dịch mật. Điều này khiến cho dịch mật bị ứ đọng, khó lưu thông. Bản chất dịch mật chứa các acid mật để hỗ trợ tiêu hóa chất béo và đồng thời cũng chứa một số chất thải do gan sản xuất như cholesterol, bilirubin.
    Vì lẽ đó mà khi dịch mật bị ứ lại, rất dễ dẫn đến viêm nhiễm túi mật. Viêm túi mật nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ để lại các sẹo trong lòng túi mật, làm thành túi mật dày lên càng cản trở đến việc co bóp của túi mật. Vốn dĩ dịch mật đã bị ứ lại do sỏi, nay túi mật lại càng khó co bóp. Khi đó, việc giữ lại túi mật không những không thực hiện được chức năng chứa/cô đặc dịch mật mà còn là ổ viêm tiềm ẩn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, rò rỉ dịch mật, ung thư túi mật…
    Tuy nhiên, khi cắt túi mật, bạn cũng có thể đối diện với một số nguy cơ như: dụng dụ phẫu thuật làm tổn thương đường mật/đường ruột; rối loạn tiêu hóa gây đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón sau phẫu thuật; đặc biệt là nguy cơ tái phát sỏi mật tại các vị trí khác trên đường mật. Nhưng tất cả các rủi ro này có thể khắc phục sau quá trình phẫu thuật nếu biết cách.
    Vì những lý do ở trên, trước mắt chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành phẫu thuật sớm. Bạn cũng an tâm rằng, phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi rất đơn giản, tiến hành nhanh chóng, ít đau đớn và bạn có thể xuất hiện sau phẫu thuật 2 – 3 ngày.
    Để phòng ngừa biến chứng sau cắt túi mật, phòng ngừa sỏi tái phát, bạn nên: hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ một vài tuần sau phẫu thuật; ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả; không ăn đồ tái, sống; tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần…
    Tại Khoa tiêu hóa, viện 103 đã tiến hành đánh giá nghiên cứu bài thuốc gồm 8 vị thảo dược: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo trên người bệnh sau phẫu thuật lấy sỏi cho kết quả làm giảm nguy cơ tái phát sỏi, giảm triệu chứng đau sau phẫu thuật, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm kết quả nghiên cứu này TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn sức khỏe!
    XEM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT HIỆU QUẢ

  • Icon

    Tiêu chảy sau cắt túi mật phải làm sao?

    Tôi đã thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi mật cách đây 6 tháng. Tuy nhiên từ thời điểm cắt túi mật đến nay tôi vẫn bị tiêu chảy. Xin hỏi bác sĩ là tôi nên làm gì để điều trị tình trạng này.
    Icon
    Chào bạn,
    Dịch mật có vai trò rất quan trọng để tiêu hóa chất béo. Khi cắt túi mật, dịch mật vẫn được gan sản xuất, nhưng thay vì đổ vào túi mật nay dịch mật được đưa thẳng xuống ruột non, gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu… Thông thường cơ thể sẽ bắt đầu thích nghi với việc thiếu vắng dịch mật và tự điều chỉnh trong tuần đầu sau phẫu thuật. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhất định chuyển thành tiêu chảy mạn tính như bạn gặp phải.
    Nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng tiêu chảy sau cắt túi mật không được giải thích rõ ràng. Một số chuyên gia cho biết đó có thể là do dịch mật trở nên loãng hơn, đổ xuống tá tràng khi không có thức ăn hoặc có quá nhiều dịch mật so với lượng thức ăn cần tiêu hóa, dịch mật dư thừa đi vào ruột già lúc này đóng vai trò như một thuốc nhuận tràng.
    Phương pháp điều trị để giảm bớt tiêu chảy sau cắt túi mật bao gồm:
    -    Sử dụng thuốc chống tiêu chảy như: loperamide (Imodium AD), các thuốc làm giảm hấp thu acid mật, chẳng hạn như cholestyramin hoặc nhôm hydroxit. Tuy nhiên sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ, do đó bạn nên đi thăm khám, sau đó sử dụng chúng theo đơn.
    -    Một số thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, hoặc làm cho tình trạng này trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm sau: sản phẩm từ sữa, thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm quá nhiều đường, tinh bột, cà phê, trà đặc, thuốc lá…
    Bên cạnh dấu hiệu tiêu chảy mà bạn đang gặp phải, bạn còn có thể bị sỏi mật tái phát tại các vị trí khác trong đường dẫn mật. Nguyên nhân là cắt túi mật không loại bỏ được hoàn toàn nguyên nhân gây sỏi.
    Chúng ta không thể phủ nhận được ưu điểm của Tây y, nhưng Đông y những năm gần đây cũng cho thấy tác dụng rất hiệu quả khi điều trị sỏi mật. Nghiên cứu đánh giá sự phối hợp của 8 thảo dược: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo được thực hiện tại viện 103 cho kết quả: phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật điều trị sỏi mật, đồng thời hỗ trợ làm giảm được triệu chứng sau phẫu thuật. Bạn có thể tìm hiểu thêm kết quả nghiên cứu này TẠI ĐÂY.
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!


  • Icon

    Triệu chứng polyp túi mật và các lựa chọn điều trị

    Tôi bị đau bụng, đi siêu âm bác sĩ cho biết tôi có polyp trong túi mật. Tôi rất buồn bởi vì ngoài đau bụng tôi không hề phát sinh thêm triệu chứng nào khác. Nhưng tôi nghĩ rằng có thể mình đã bỏ qua những dấu hiệu này mà không nhận ra. Vậy xin chuyên gia có thể giúp tôi đưa ra các triệu chứng nhận biết khi bị bệnh polyp túi mật được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Polyp túi mật giống như các u nhú nhỏ mọc lồi lên trong lòng túi mật. Đây là hiện tượng khá phổ biến, được phát hiện nhiều khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đi khám một bệnh nào khác. Polyp có thể phát triển ở tất cả các vị trí trong túi mật và chiếm từ 1,5 – 13 % các ca phẫu thuật cắt túi mật trên toàn thế giới.
    Poyp túi mật thường gặp nhất là polyp tăng sản (u lành tính) hoặc các tiền gửi của cholesterol và các chất béo khác. Hiếm hơn, polyp túi mật là ung thư hoặc có tiềm năng trở thành ung thư. Thông thường polyp túi mật không được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng. Về mặt lý thuyết, nếu polyp có kích thước rất lớn hoặc nằm gần ở cổ túi mật, nó có thể ngăn cản dòng chảy của dịch mật, gây ứ trệ dịch mật. Lúc đó triệu chứng mà polyp gây ra sẽ gần giống với bệnh sỏi mật, như: đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, sốt, có thể kèm theo vàng da nếu dịch mật bị ứ trệ nặng nề.
    Do đó, ngoài kết luận bị polyp, bạn còn được bác sĩ kết luận mắc thêm bệnh nào khác không.  Nếu không bạn cần đến bệnh viện tuyến trên hoặc trao đổi lại với bác sĩ để loại trừ đau bụng là do nguyên nhân khác. Sau đó, bạn nên đề nghị được kiểm tra lại. Thông thường polyp có kích thước lớn hơn 2cm thì gần như polyp là ung thư, nếu nằm trong khoảng từ 1 – 2 cm, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tiến hành cắt túi mật để ngăn ngừa nguy cơ. Trong các trường hợp còn lại bạn có thể chưa cần phải điều trị, nhưng cần phải đi  khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra polyp có gì bất thường không để can thiệp sớm.
    Hiện nay, tây y không có thuốc làm tan polyp, cũng không có thuốc làm cho polyp chậm phát triển, nhưng đông y có một số thảo dược như Uất kim, Chi tử… sẽ giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm phòng ngừa polyp tiến triển, đồng thời hạn chế triệu chứng và biến chứng do polyp gây ra.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!


  • Icon

    Mắc sỏi mật nên điều trị thế nào - Đông y hay Tây y?

    Mình cũng bị sỏi mật, cỏ sử dụng một số thuốc lá sắc uống nhưng không có tác dụng. Đi khám bác sĩ nói rằng bao giờ đau thì cắt bỏ. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên?
    Icon
    Chào bạn,
    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sỏi mật bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật; ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài ra, cơ địa cũng là yếu tố nguy cơ chính gây sỏi mà các phương pháp Tây y hiện đại khó có thể tác động.
    Vì vậy, muốn điều trị sỏi tận gốc, cần có những giải pháp mang lại tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, đó là: tăng cường chức năng gan để tăng chất lượng dịch mật, từ đó ngăn ngừa sỏi phát triển; tăng vận động đường mật; kháng khuẩn, kháng viêm.
    Cả Đông y, Tây y, cho dù sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là khơi thông dòng chảy của dịch mật và loại sỏi. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng chúng ta sẽ kế thừa và phát huy những tinh hoa của y học cổ truyền để đem đến một giải pháp toàn diện nhất, mang lại tác động đồng bộ lên hệ thống gan mật.
    Tuy nhiên, thuốc nam muốn có hiệu quả, điều trị được bệnh sỏi mật thì không thể chỉ dựa vào một hoặc hai loại dược liệu mà cần phối kết hợp của nhiều thảo dược lại với nhau. Trong một số sản phẩm hiện nay hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật trên thị trường, chúng tôi thấy chỉ có Tpcn Kim Đởm Khang là kết hợp được 8 thảo dược quý mang lại những lợi ích kể trên. Chi tiết, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau: 8 thảo dược quý trị bệnh sỏi mật hiệu quả.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!