10 điều cần biết về bệnh sỏi mật

Các bệnh về túi mật như sỏi mật gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ hơn về túi mật và bệnh sỏi mật có thể giúp bạn phòng tránh và hạn chế được nguy cơ mắc sỏi mật.

Túi mật có nhiệm vụ dự trữ, cô đặc và bài tiết dịch mật

Gan sản xuất từ 500 đến 1000 ml dịch mật mỗi ngày, lượng dịch mật này đổ xuống túi mật và được lưu trữ tại đây. Đến bữa ăn, cơ thể sẽ kích thích túi mật co bóp, tống đẩy dịch mật xuống ruột non để nhũ hóa và hấp thu chất béo, cùng nhiều vitamin tan trong dầu.

Sỏi cholesterol chiếm tới 80% các trường hợp mắc sỏi mật

Sỏi mật hình thành chủ yếu từ sự kết tụ của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối mật,… Khi nồng độ của chúng trong dịch mật trở nên quá bão hòa, kết tụ lại với nhau và hình thành sỏi. Trong đó, sỏi cholesterol chiếm tới 80%, còn lại là các sỏi hỗn hợp, sỏi bilirubin.

Bilirubin là một sản phẩm thải của hồng cầu già bị phân hủy tại gan. Sỏi bilirubin hiếm gặp hơn sỏi cholesterol và chiếm tỷ lệ cao hơn ở các nước châu Á hoặc ở những người mắc các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Ăn ít cholesterol và chất béo là tốt nhất cho túi mật khỏe mạnh

Theo Cathleen Khandelwwal – Bác sỹ phẫu thuật tổng quát tại Cleveland Clinic: “Hầu hết sỏi mật hình thành từ cholesterol, vì vậy chế độ ăn ít cholesterol và chất béo là tốt nhất cho một túi mật khỏe mạnh” Bởi lẽ, ăn ít cholesterol và chất béo sẽ giảm gánh nặng cho hoạt động túi mật, hạn chế cơn đau do sỏi, ngăn ngừa sỏi gia tăng kích thước.

Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng bổ sung vitamin C thường xuyên trong bữa ăn hoặc uống một ly cà phê mỗi ngày có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc sỏi mật.

Ăn các chất béo tốt giúp túi mật hoạt động tốt hơn

Mặc dù, người bệnh sỏi mật thường được khuyên nên kiêng ăn chất béo. Tuy nhiên, những người ăn chay trường hoặc kiêng khem chất béo quá mức lại có nguy cơ cao mắc sỏi mật.

Chính vì thế, thay vì các chất béo xấu (mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh…), người bệnh sỏi mật nên ăn chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa) như quả hạch, bơ, oliu, bơ đậu phộng, dầu cá hoặc quả óc chó.

Ăn quá no nhưng ít bữa làm nặng thêm cơn đau do sỏi mật

Nếu ăn nhiều nhưng ít bữa trong ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật, bởi lẽ dịch mật nằm trong túi mật một thời gian dài trước khi nó được bài tiết ra. Nước bị hấp thu đi, Cholesterol trong dịch mật trở nên bão hòa và kết tinh thành sỏi. Hơn nữa, ăn quá nhiều khiến túi mật phải làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh hơn, làm tăng cơn đau quặn do sỏi.

 Ăn ít hơn, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thường được đề nghị cho người bệnh sỏi mật.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi mật

Những người béo phì, người giảm cân nhanh hoặc chế độ ăn thiếu khoa học hoặc kiêng khem quá mức, phụ nữ có thai, những người có người thân từng mắc sỏi mật có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc sỏi mật.

Ngoài ra, dùng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, hormone cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Triệu chứng thường gặp nhất trong sỏi mật là đau hạ sườn phải

Có đến 80% trường hợp mắc sỏi mật nhưng không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bị đau do sỏi thì cơn đau rất dữ dội và khó chịu. Nhiều người bệnh miêu tả cơn đau của họ giống như là có vật sắc nhọn đâm vào người.

Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng phía trên bên phải, có thể lan ra sau lưng hoặc hai bên vai. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ và kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc không. Đau thường được kích hoạt sau bữa ăn giàu chất béo.

Một số trường hợp có thể kèm ợ nóng hoặc đầy hơi, thường dễ nhầm lẫn với đau dạ dày.

Tpcn Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị bào mòn sỏi mật, nhanh chóng làm giảm các cơn đau do sỏi mật. Nếu muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0963 022 986 – 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể.

Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán sỏi mật

Siêu âm là phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán bệnh sỏi mật. Theo nhiều đánh giá, siêu âm thực hiện nhanh chóng, an toàn, cho nhiều thông tin và độ chính xác khá cao. Siêu âm có thể nhìn thấy có sỏi trong túi mật hay không, thành túi mật có dày hay không hoặc lượng dịch mật trong túi mật thế nào.

Một số xét nghiệm khác chẩn đoán khác như: siêu âm nội soi, quét túi mật (HIDA) với chất hạt nhân phóng xạ, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Các thử nghiệm này thường được áp dụng khi siêu âm thông thường không thể phát hiện được sỏi đường mật hoặc một số bệnh lý túi mật nguy hiểm khác.

Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán sỏi mật

Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán sỏi mật

Sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật có thể “im lặng”, không triệu chứng hoặc có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng túi mật, đường mật, viêm túi mật, vàng da tắc mật hoặc xơ gan do sỏi,...

Nếu viên sỏi lọt vào vị trí ngã ba đường mật – tụy (cơ vòng Oddi), làm tắc nghẽn dịch mật, dịch tụy, có thể gây viêm tụy cấp.

Khi bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên cũng cần phải nhanh chóng nhập viện và điều trị tích cực. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt túi mật là điều cần thiết.

Cắt túi mật không thể chữa khỏi bệnh sỏi mật

Nhiều người cho rằng cắt túi mật là đã khỏi được bệnh sỏi mật. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp sỏi tái phát trở lại trong một khoảng thời gian từ 3 – 5 năm sau phẫu thuật cắt túi mật. 50% người bệnh sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị do sỏi tái phát tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật (ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan).

Một số biến chứng khác thường gặp sau cắt túi mật có thể là khó tiêu, đầy trướng, tiêu chảy,… các triệu chứng này sẽ cải thiện dần dần sau khi cơ thể đã thích nghi được với việc không còn túi mật. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, người bệnh mắc các biến chứng kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Đâu là giải pháp toàn diện mà mọi người luôn tìm kiếm để thoát khỏi căn bệnh này? Đó chính là sử dụng thảo dược Đông y như Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng.

Bài thuốc quý từ 8 thảo dược Đông y có tác động lên toàn diện lên căn nguyên của vấn đề: tăng tiết dịch mật, tăng vận động đường mật để bào mòn, tống đẩy sỏi; giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa sỏi tái phát sau phẫu thuật cắt túi mật.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị sỏi mật hiệu quả từ bài thuốc chứa 8 thảo dược quý:

Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, sỏi có gây biến chứng hay không mà có các biện pháp điều trị phù hợp như điều trị nội khoa, thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa loại bỏ sỏi. Dù là dùng các biện pháp nào thì việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược luôn được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả.

Tham khảo: http://www.everydayhealth.com/news/essential-facts-about-your-gallbladder/

------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Kim Đởm Khang được bào chế từ 8 thảo dược quý, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng do sỏi mật.