Sỏi cholesterol túi mật: Những điều cần biết để điều trị hiệu quả

80% trường hợp mắc sỏi túi mật là dạng sỏi cholesterol. Như tên gọi, sỏi cholesterol túi mật có thành phần chính là cholesterol – chất béo do gan tạo ra và tiết vào dịch mật. Đa phần sỏi cholesterol trong túi mật không có triệu chứng nhưng nếu chủ quan không kiểm soát người bệnh có thể phải cắt bỏ túi mật.

Sỏi cholesterol túi mật là dạng sỏi mật phổ biến nhất

Sỏi cholesterol túi mật là dạng sỏi mật phổ biến nhất

Nguyên nhân hình thành sỏi cholesterol túi mật

Có 3 nguyên nhân gây ra sỏi cholesterol túi mật là gan sản xuất ra quá nhiều  cholesterol đổ vào dịch mật, thiếu acid mật hoặc dịch mật bị ứ trệ khiến cholesterol bị lắng đọng.

Bình thường, cholesterol trong dịch mật sẽ được hòa tan bởi acid mật và lecithin.  Khi gan sản sinh quá nhiều cholesterol đổ vào dịch mật hoặc lượng acid mật và lecithin ít, một lượng cholesterol dư thừa sẽ không được hòa tan.

Cholesterol không tan dính lại với nhau và tạo thành các tinh thể cholesterol nhỏ, hay còn gọi là sỏi bùn túi mật. Những hạt này tăng kích thước theo thời gian và đến một thời điểm nào đó, chúng sẽ kết tụ với nhau hình thành sỏi viên (sỏi cholesterol trong túi mật hay sỏi túi mật dạng cholesterol).

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi cholesterol trong túi mật

Nếu bạn có 1 hoặc nhiều yếu tố dưới đây, bạn sẽ thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi cholesterol túi mật.

  • Nữ giới: Thống kê cho thấy có nguy cơ mắc sỏi túi mật dạng cholesterol cao hơn nam giới.
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn
  • Thừa cân, béo phì: Những người béo phì dễ mắc sỏi túi mật hơn người bình thường.
  • Phụ nữ mang thai: Nguyên nhân do trong giai đoạn này, túi mật không co bóp như bình thường, mật tích tụ nhiều cholesterol hơn
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai, liệu pháp hormon thay thế
  • Giảm cân quá nhanh
  • Mắc bệnh viêm đường tiêu hóa Crohn khiến cơ thể không thể tái hấp thu acid mật.
  • Tăng triglyceride máu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi cholesterol trong túi mật khá cao

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi cholesterol trong túi mật khá cao

Triệu chứng sỏi cholesterol túi mật

Sỏi cholesterol túi mật thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ rệt mà chỉ được phát hiện qua chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, X-quang ổ bụng. Chỉ có 10% số người bệnh sẽ phát triển thành các triệu chứng:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đầy trướng, khó tiêu
  • Ợ hơi, đầy hơi
  • Đau bụng mật

Đau bụng mật thường xuất hiện khi sỏi cholesterol trong túi mật làm tắc dịch mật. Đây là cơn đau rất đặc trưng với các đặc điểm:

  • Xuất hiện đột ngột ở vùng bụng phía trên, bên phải (hạ sườn phải).
  • Cơn đau kéo dài khoảng 15 phút đến 4 – 5 giờ. Nếu cơn đau kéo dài 4 – 5 giờ, người bệnh có nguy cơ cao đã bị biến chứng viêm túi mật.
  • Cơn đau không giảm bớt đau khi người bệnh vận động.
  • Đau bụng mật thường đi kèm với cảm giác buồn nôn.
  • Cơn đau thường lặp đi lặp lại và có xu hướng nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách.
  • Thời điểm xuất hiện cơn đau có thể sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

TPCN Kim Đởm Khang đã được chứng minh ở viện 103 về hiệu quả giúp bài sỏi mật, giúp giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, đầy hơi và ngăn biến chứng do sỏi gây ra. Nếu bạn đang gặp vấn đề với sỏi mật, hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963 022 986 - 0962 326 300 để chuyên gia được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Biến chứng sỏi cholesterol túi mật

Biến chứng phổ biến của sỏi cholesterol trong túi mật là viêm túi mật do sỏi gây bán tắc mật. Viêm túi mật được chia thành 2 thể:

  • Viêm túi mật cấp: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột với mức độ nghiêm trọng. Việc điều trị không kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng do làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, hoại tử túi mật, nhiễm khuẩn huyết…
  • Viêm túi mật mãn tính: Nguyên nhân chủ yếu do viêm túi mật cấp tái đi tái lại nhiều lần, không điều trị dứt điểm. Khi đó, túi mật đã giảm hoặc mất đi chức năng cô đặc và dự trữ dịch mật, tạo thành một ổ viêm tiềm ẩn trong cơ thể bất cứ khi nào cũng có thể bùng phát.

Ngoài ra, trong quá trình co bóp và tống đẩy của túi mật, viên sỏi có thể di chuyển đến vị trí khá hiểm hóc là cổ túi mật, chặn dòng lưu thông của dịch mật từ gan xuống túi mật (sỏi cổ túi mật). Tình trạng này được gọi là hội chứng Mirizzi.

Thông thường, sỏi kẹt ở cổ túi mật sẽ khiến người bệnh bị vàng da kèm theo đau quặn và sốt cao. Lâu ngày có thể khiến túi mật mất chức năng và cần phẫu thuật loại bỏ.

Sỏi cholesterol trong túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi cholesterol trong túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị sỏi cholesterol túi mật

Sỏi cholesterol trong túi mật có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như sử dụng thuốc trị sỏi túi mật, phẫu thuật cắt túi mật và bổ sung thảo dược giúp bài sỏi mật.

Sử dụng thuốc trị sỏi túi mật

Một số loại thuốc với bản chất là acid mật có khả năng hòa tan sỏi cholesterol túi mật như acid urso-deoxycholic, acid cheno-deoxycholic...

Tuy nhiên, hạn chế của các loại thuốc trị sỏi túi mật này là chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol trong túi mật có kích thước nhỏ đường kính 1 – 1.5cm. Thời gian điều trị kéo dài từ 1 – 2 năm và thường bị gián đoạn bởi thuốc gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Phẫu thuật cắt túi mật

Đa số người bệnh bị sỏi cholesterol túi mật sẽ được bác sĩ khuyên chờ khi sỏi có triệu chứng sẽ phẫu thuật cắt túi mật. Bởi đây là phương pháp loại bỏ sỏi trong túi mật nhanh chóng nhất

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt túi mật bằng các biện pháp như mổ phanh ổ bụng, mổ nội soi… người bệnh được cắt bỏ hoàn toàn túi mật. Trong đó, cắt túi mật nội soi được sử dụng nhiều nhất tại các bệnh viện do ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh, tỷ lệ gặp biến chứng trong khi can thiệp thấp hơn với mổ phanh.

Nhược điểm của phương pháp này là có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của người bệnh. Bởi sau khi không còn túi mật, dịch mật tạo ra sẽ được đổ trực tiếp xuống ruột non để tham gia vào quá trình tiêu hóa chất béo. Điều này sẽ khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, đau, đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón sau mổ.

Đặc biệt do không tác động vào nguyên nhân gây sỏi túi mật nên sau mổ, có khoảng 50% người bệnh bị tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật.

Bổ sung 8 thảo dược bài sỏi mật

Đây là phương pháp đang được nhiều người bệnh sỏi mật lựa chọn. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, bài thuốc chứa 8 thảo dược truyền thống gồm: Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Kim tiền thảo, Chỉ xác có khả năng tác động vào nguyên nhân hình thành sỏi mật.

Không chỉ mang lại lợi ích trước mắt là giảm triệu chứng, ngăn biến chứng do sỏi mà về lâu dài, sự kết hợp này còn có thể ngăn sỏi tái phát về sau - điều mà các giải pháp Tây y chưa làm được.

Năm 2012, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế bài thuốc 8 thảo dược này thành dạng viên nang trong sản phẩm Kim Đởm Khang. Kể từ khi ra đời, sản phẩm luôn là lựa chọn đầu tay của nhiều chuyên gia gan mật đầu ngành khi tư vấn cho người bệnh sỏi mật.

Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam đánh giá cao hiệu quả bài sỏi mật của Kim Đởm Khang

Đặc biệt đã có rất nhiều người bệnh sỏi túi mật, sỏi đường mật, sỏi gan đã tan sỏi không mổ nhờ giải pháp này. Ông Nguyễn Trọng Long - người bệnh bị sỏi cholesterol túi mật kích thước lên tới 33mm - trong video dưới đây là một minh chứng điển hình.

Tan sỏi cholesterol túi mật 33mm nhờ Kim Đởm Khang

Xem thêm: Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật – chia sẻ câu chuyện thật

Sỏi cholesterol túi mật ăn gì, kiêng gì?

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm người bệnh sỏi cholesterol trong túi mật nên ăn và nên kiêng:

– Trái cây rau quả: Bơ, nam việt quất, dâu, nho, dưa chuột, củ cải đường, súp lơ, ớt chuông, cam, táo… giúp tăng cường dòng chảy túi mật

– Hạn chế chất béo bằng cách ăn thịt nạc, gia cầm bỏ da, cá bỏ da. Các loại đồ ăn nhanh, ăn nhẹ chế biến sẵn, các loại thực phẩm rán chiên xào nhiều dầu mỡ

– Nên sử dụng sữa đã tách béo

– Nên uống nhiều nước

– Hạn chế thực phẩm từ đường tinh chế, các loại thức ăn đóng hộp

Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng vận động đường mật, giảm ứ trệ dịch mật nên được kết hợp song song với chế độ ăn để nâng cao hiệu quả điều trị sỏi cholesterol túi mật.

Sỏi cholesterol túi mật được hình thành do sự bão hòa cholesterol trong dịch mật. Vì đa phần không có triệu chứng nên người bệnh chi vô tình phát hiện bệnh hay biết khi sỏi đã gây biến chứng. Để tránh những rủi ro cho sức khỏe, bạn nên áp dụng đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Việc xây dựng một chế độ ăn khoa học và dùng thêm thảo dược hỗ trợ cũng sẽ giúp ích nhiều cho quá trình chữa sỏi túi mật có thể kéo dài vài tháng đến vài năm.

Tham khảo: medicinenet.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.