Sỏi đường mật trong gan (hay sỏi gan) là dạng sỏi mật khó điều trị nhất vì kích thước đường ống dẫn mật trong gan thường nhỏ, sỏi lại nằm sâu trong nhu mô gan, dễ gây biến chứng viêm đường mật. Vì thế khi mắc phải căn bệnh này, bạn phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng bản thân phải đối mặt cũng như cách điều trị sỏi gan hiệu quả.
Sỏi đường mật trong gan là dạng sỏi mật khó điều trị nhất
Một số nguyên nhân ít gặp hơn có liên quan đến sự rối loạn chức năng gan như xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,… gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, hoặc giảm vận động đường mật thường gặp ở người béo phì, lười vận động…
Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) là nguyên nhân phổ biến nhất hình thành sỏi gan
Khác với sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan dễ làm xuất hiện triệu chứng hơn. Ở giai đoạn đầu khi sỏi còn nhỏ, một số dấu hiệu mơ hồ mà nhiều người có thể nhận biết được như đầy trướng, chậm tiêu sau ăn.
Khi sỏi gây biến chứng, bạn có thể gặp phải một trong ba dấu hiệu điển hình, gọi là tam chứng Charcot:
- Cơn đau quặn gan: Thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột, có thể lan ra vai phải, làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và có tính chất chu kỳ.
- Sốt: Người bệnh thấy sốt cao, có thể rét run kèm theo vã mồ hôi.
- Vàng da: Khi dịch mật bị ứ trệ tại gan, bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) thấm vào máu làm da và củng mạc mắt có màu vàng.
TPCN Kim Đởm Khang - Sản phẩm từ 8 thảo dược quý giúp bào mòn sỏi đường mật trong gan tự nhiên không cần phẫu thuật, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do sỏi. Hiệu quả thực tế của Kim Đởm Khang đã được nghiên cứu tại viện 103 và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Hãy gọi cho chuyên gia qua số 0963 022 986 - 0962 326 300 để được tư vấn cụ thể.
Bệnh sỏi đường mật trong gan nguy hiểm và thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật:
- Viêm gan: Dịch mật bị ứ trệ lâu ngày là điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm gan, chúng cũng có thể tạo thành các ổ mủ, hình thành nên ổ áp-xe gan.
- Xơ gan: Là biến chứng sau khi gan bị viêm nhiễm, làm tổn thương nhu mô gan không hồi phục. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy gan.
- Ung thư đường mật trong gan: Có khoảng 3 - 10% các trường hợp mắc bệnh sỏi đường mật trong gan bị ung thư. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh thường chỉ sống được vài tháng đến vài năm sau khi phát hiện bệnh.
- Nhiễm trùng huyết: Là biến chứng cấp cứu, đặc biệt nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Các biến chứng do sỏi đường mật trong gan gây ra đều có tác động xấu đến sức khỏe. Trong khi đó, đa phần người bệnh lại chỉ vô tình biết mình mắc bệnh khi sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm. Điều này khiến người bệnh dễ bỏ qua thời điểm vàng để điều trị và công cuộc giải quyết viên sỏi trở nên khó khăn hơn.
Sỏi đường mật trong gan dễ gây tắc nghẽn đường ống dẫn mật và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nhiều chuyên gia đánh giá việc chữa sỏi đường mật trong gan hiện nay còn nhiều khó khăn vì sỏi thường nằm sâu và rải rác trong gan. Chưa kể đến việc sỏi làm ứ trệ dịch mật, có thể làm chít hẹp đường mật từng đoạn, gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ thuật can thiệp.
Vì thế thay vì đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn sỏi gan, các bác sĩ thường hướng tới việc giảm triệu chứng, kiểm soát biến chứng và giảm kích thước sỏi.
Dựa vào nguồn gốc, có thể chia các cách điều trị sỏi đường mật trong gan thành 2 nhóm Tây Y và Đông Y. Tây Y có ưu điểm là giải quyết nhanh, trong khi Đông Y lại an toàn và hiệu quả bền vững.
Tây Y thường có 2 phương pháp điều trị sỏi là dùng thuốc làm tan sỏi hoặc can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên với sỏi gan, phương pháp dùng thuốc không được áp dụng. Do bản chất sỏi đường mật trong gan là sỏi sắc tố, trong khi các thuốc hiện nay như acid urso-deoxycholic và acid cheno-deoxycholic chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol.
Đa số trường hợp sỏi gan có nhiều triệu chứng, biến chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp phẫu thuật dưới đây:
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Cách chữa sỏi đường mật trong gan bằng nội soi mật tuỵ ngược dòng không phổ biến vì khó tác động được sỏi nằm sâu trong nhu mô gan hoặc ống dẫn mật. Đồng thời, phương pháp này cũng chỉ thích hợp cho người bệnh chưa bị chít hẹp đường mật, sỏi nằm ở đường mật lớn, dễ can thiệp. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật.
- Tán sỏi đường mật trong gan: Tạo đường hầm lấy sỏi qua da, thường kết hợp với phương pháp tán sỏi bằng thủy lực, laser hoặc dùng rọ gắp sỏi. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên có tay nghề và giàu kinh nghiệm.
Hình ảnh các bác sĩ đang thực hiện tán sỏi đường mật trong gan qua da
- Phẫu thuật mổ sỏi đường mật trong gan: Hiện nay, phẫu thuật sỏi đường mật trong gan bằng mổ hở có thể được phối hợp với các kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật bị tắc hẹp. Điểm hạn chế là phương pháp này không thực hiện được cho người bệnh có bệnh lý về tim mạch hoặc rối loạn đông máu.
- Phẫu thuật cắt một phần gan: Là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp trên không thể tiến hành hoặc sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose… vì vậy, chỉ những trường hợp nặng người bệnh mới được chỉ định điều trị bằng giải pháp này.
50% người bệnh sau khi tiến hành các cách điều trị sỏi đường mật trong gan trong Tây y phải nhập viện do sỏi tái phát sau 3-5 năm. Có những trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2 - 3 lần, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan đã bị tổn thương.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, bài thuốc chứa 8 thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trân, Diệp hạ châu có tác dụng lợi mật, bổ gan, giúp tăng khả năng vận động đường mật, do đó tăng hiệu quả bào mòn và tống xuất sỏi, giúp hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành và tái phát sỏi đường mật trong gan.
Thay vì phải đun sắc cồng kềnh, mất nhiều thời gian mà không đảm bảo được liều lượng như trước kia, người bệnh có thể lựa chọn Kim Đởm Khang có chứa đầy đủ cả 8 vị dược liệu này. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là giải pháp chữa bệnh sỏi đường mật trong gan toàn diện nhất nhờ khả năng bào mòn sỏi và ngăn sỏi tái phát.
Ông Hải (Nam Định) chia sẻ kinh nghiệm tan sỏi đường mật trong gan 23mm bằng bài thuốc từ 8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang
Bạn có thể phòng ngừa việc tái phát sỏi mật trong gan bằng cách duy trì chế độ ăn uống, vận động khoa học.
Về chế độ ăn uống, người bệnh sỏi gan cần thực hiện chế độ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, tẩy giun 6 tháng/lần. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả.
Về chế độ luyện tập, bạn nên tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên một số môn thể thao như yoga, đi bộ, đi xe đạp, chạy bộ… Bởi các bài tập này sẽ giúp tăng vận động đường mật, làm cho dịch mật lưu thông dễ dàng hơn.
Xem thêm: Người bệnh sỏi đường mật trong gan nên ăn gì để giảm đau, ngăn sỏi tăng kích thước?
Đối với sỏi đường mật trong gan, cách điều trị tốt nhất chính là phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ sỏi làm phát sinh biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đừng quên kết nối với chúng tôi ngay sau bài viết này để có thêm các gợi ý hay về sỏi đường mật trong gan khi cần bạn nhé!
Theo nguồn: ncbi.nlm.nih.gov, drugs.com, netdoctor.co.uk
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.