Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Sỏi túi mật 34mm uống Kim Đởm Khang được không?

    Tôi tình cờ phát hiện được sỏi túi mật cách đây 2 năm, khi đó kích thước sỏi là 22mm. Sau 3 năm, hiện nay sỏi đã tăng lên 34mm, nhưng tuyệt nhiên tôi không bị đau, đầy trướng hay khó tiêu. Do lo sợ biến chứng, cũng như phải mổ cắt túi mật nên tôi muốn dùng sản phẩm Kim Đởm Khang thì có được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Với sỏi mật, 80% các trường hợp bị bệnh không hề phát sinh bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào do đó họ hoàn toàn có thể chung sống cùng sỏi cho đến khi có biến chứng thì cần mổ cắt túi mật. Tuy nhiên, giữ viên sỏi trong đường mật cũng giống như quả bom nổ chậm, nó sẽ khiến người bệnh lo lắng bởi không biết bao giờ thì “quả bom” sẽ phát nổ, gây ra các biến chứng như viêm túi mật, hoại tử túi mật, áp xe túi mật… làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc loại sỏi khi có kích thước nhỏ, chưa gây biến chứng/triệu chứng là càng sớm càng tốt để giúp tránh xa các nguy hại mà bệnh sỏi mật có thể gây ra. Và sử dụng Tpcn Kim Đởm Khang cũng chính là một trong các giải pháp hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều người bệnh chia sẻ cùng nhau sử dụng để bào mòn sỏi mật. Bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của người bệnh TẠI ĐÂY.
    Do được bào chế từ 8 thành phần hoàn toàn là thảo dược nên hiệu quả của sản phẩm sẽ phát huy từ từ, không quá nhanh. Bên cạnh đó, kết quả bào mòn sỏi nhanh hay chậm cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước, cũng như bạn có áp dụng chế độ ăn, tập luyện khoa học hay không. Với sỏi có kích thước 34mm, bạn cần kiên trì sử dụng ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm, kết hợp với việc ăn uống giảm giàu mỡ, chất béo, lòng đỏ trứng, thịt bò, da gà, gan, nội tạng động vật… và tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tìm hiểu nguyên nhân gây polyp túi mật và cách điều trị

    Tháng 4 năm nay, tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện có polyp túi mật, kích thước 6mm. Khi đó sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường, bác sĩ yêu cầu 3 tháng sau quay lại khám. Tôi rất chăm chỉ tập thể thao, ăn uống cũng khoa học nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao lại bị polyp túi mật. Tôi vừa đi kiểm tra hôm đầu tháng 9, kích thước polyp không thay đổi, xin hỏi tôi nên điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Polyp túi mật là tổn thương dạng giả u, xảy ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào niêm mạc thành túi mật. Đa phần polyp túi mật là lành tính, không gây triệu chứng hoặc biến chứng và người bệnh có thể chung sống hòa bình cùng polyp. Nhưng vẫn có khoảng 8% các tế bào của polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư, vì vậy bạn vẫn cần cẩn trọng trong giai đoạn này.
    Về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh polyp túi mật cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phụ thuộc vào trạng thái của polyp mà có một số mối liên quan khác nhau đến nguyên nhân gây bệnh:
    - Polyp cholesterol: Chiếm 60-90% các trường hợp bị polyp túi mật, thường có kích thước nhỏ hơn 10mm và đa phần là lành tính. Nguyên nhân gây dạng polyp này là do có khiếm khuyết trong quá trình chuyển hóa cholesterol ở trong túi mật.
    - Polyp viêm: Quá trình viêm túi mật mạn tính đã hình thành nên các mô sẹo, mô xơ gây ra bệnh polyp túi mật. Kích thước loại polyp viêm cũng thường dưới 10mm và không có nguy cơ lớn tiến triển thành ung thư.
    - Polyp tuyến (u tuyến túi mật và u cơ tuyến túi mật): Có các dấu hiệu của tiền ung thư, do vậy nếu có dạng polyp này cần phải được theo dõi sát sao. Loại polyp này hình thành do sự loạn sản của lớp áo cơ túi mật.
    Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết, sự hình thành polyp túi mật có liên quan chủ yếu đến quá trình chuyển hóa chất béo. Một số trường hợp polyp có thể xuất hiện do di truyền hoặc có yếu tố gia đình liên quan đến lối sống và chế độ ăn.
    Ngược lại với căn bệnh sỏi túi mật, các yếu tố nguy cơ phát triển polyp túi mật hoàn toàn không có những mối quan hệ liên quan đến tuổi tác, giới tính, béo phì hoặc khi mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường. Nghiên cứu tại Trung Quốc xác định, những người mắc hội chứng Gardner, Peutz-Jeghers và mắc bệnh viêm gan B mạn tính đều làm tăng nguy cơ bị polyp túi mật.
    Với trường hợp của bạn, kích thước polyp là 6mm, kèm theo 3 tháng gần nhất chưa có triệu chứng, cũng như kích thước không thay đổi thì bạn chưa nên lo lắng vội, bởi với những tiêu chí này thì khả năng ung thư hóa của polyp rất thấp. Bạn chỉ cần tuân thủ tái khám theo định kỳ để kiểm tra kích thước polyp.
    Polyp tồn tại trong túi mật cũng giống như sỏi mật, nó có thể cản trở dịch mật xuống ruột non gây ra các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu… sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Để phòng tránh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm xanh. Các chuyên gia cũng khuyến khích bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang để hạn chế triệu chứng, phòng biến chứng, đồng thời làm giảm hấp thu cholesterol, chống viêm hiệu quả nên sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của polyp về kích thước và số lượng, nhờ đó ngừa được khả năng polyp tiến triển thành ung thư.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Cách làm giảm trào ngược dịch mật và ợ nóng sau cắt túi mật?

    Tôi phẫu thuật cắt túi mật cách đây 7 năm để điều trị sỏi mật. Kể từ đó đến nay tôi luôn phải chịu đựng những cơn đau hạ sườn phải, đầy trướng liên tục sau ăn. Gần đây tôi đã hạn chế tối đa việc sử dụng chất béo trong bữa ăn, nhưng lại xuất hiện thêm dấu hiệu đau, rát trong ngực như có lửa đốt, ợ nóng, thậm chí còn nôn hết thức ăn. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán là bị trào ngược dịch mật mà nguyên nhân là do cắt túi mật. Xin chuyên gia giúp tôi cách làm giảm tình trạng này?
    Icon
    Chào bạn,
    Thức ăn sau khi đến dạ dày, được nghiền trộn và đổ xuống phần đầu của ruột non - tá tràng, tại đây nhờ sự có mặt của dịch mật để tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu. Bình thường, để ngăn cách giữa dạ dày và ruột non sẽ có van môn vị. Nhưng trong một số trường hợp, van này đóng không kín có thể làm dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản, kèm theo đó là acid dạ dày gây ra các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
    Ở những người khỏe mạnh và những người cắt túi mật đều có nguy cơ xuất hiện tình trạng này, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, xu hướng người bệnh sau cắt túi mật sẽ dễ bị trào ngược dịch mật hơn. Nguyên nhân vẫn chưa được giải thích rõ rằng, nhưng có thể là do dịch mật không được dự trữ ở túi mật trở nên loãng, kết hợp với việc được đưa thẳng xuống ruột non tại thời điểm chưa có thức ăn nên dễ bị trào ngược hơn.
    Khi bị trào ngược dịch mật lên dạ dày sẽ làm giảm lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Về lâu dài dịch mật và aicd có thể tấn công, làm tổn thương lớp niêm mạc, gây viêm dạy dày, làm tổn thương mô thực quản.
    Nếu bị trào ngược aicd dạ dày, điều chỉnh lối sống và thuốc men sẽ rất hiệu quả, nhưng khi bị trào ngược dịch mật rất khó để điều trị. Để làm giảm tình trạng này, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như: Axit Ursodeoxycholic sẽ giúp thúc đẩy di chuyển dịch mật, làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Các thuốc ức chế bơm Proton như Omeprazol cũng có thể được lựa chọn cùng để làm giảm tiết acid dịch vị.
    Trong những trường hợp nặng, nếu dùng thuốc không thể có hiệu quả, hoặc bác sĩ thăm khám phát hiện ra nguy cơ tiền ung thư thực quản do trào ngược bạn cần thiết phải được phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ giúp củng cố lại van môn vị hoặc loại bỏ van môn vị tạo một đường dẫn mật khác để đưa mật di chuyển từ dạ dày xuống ruột non.
    Thay đổi lối sống cũng là một trong các giải pháp có thể làm giảm các triệu chứng đau, rát lồng ngực, ợ nóng do dịch mật trào ngược:
    - Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm tăng sản xuất acid dạ dày và làm giảm tiết nước bọt.
    - Chia thành nhiều bữa nhỏ: Chia nhiều bữa ăn trong ngày sẽ giúp làm giảm áp lực thực quản, hạn chế van môn vị mở không đúng cách.
    - Đứng thẳng sau khi ăn
    - Tránh các thực phẩm như cà phê, đồ uống có ga, chocolate, các loại quả họ cam, quýt, dứa, hành tây, cà chua, bạc hà, gia vị cay nóng…
    - Hạn chế uống rượu
    - Nâng cao gối khi ngủ
    - Thư giãn tinh thần: Các bài tập như hít sâu, thở chậm, thiền hoặc yoga sẽ rất có lợi trong việc hạn chế tiết acid dịch vị.
    Bên cạnh các giải pháp kể trên, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng một số sản phẩm có chứa các thành phần chình từ thảo dược, như Tpcn Kim Đởm Khang. Sản phẩm ngoài tác dụng làm tăng cường chức năng gan mật, còn giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đầy trướng, chậm tiêu nhờ đó làm giảm những khó chịu do bệnh gây ra.
    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh khi sử dụng sản phẩm sau cắt túi mật dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=yY1v6c7o_Wo
    Chúc bạn chóng khỏe!
  • Icon

    Polyp túi mật nên ăn gì để làm giảm triệu chứng?

    Tôi bị polyp túi mật nhưng mọc ngay gần cổ túi mật, hiện kích thước là 6mm, cứ 3 tháng vẫn sang viện siêu âm đều đặn. Gần đây tôi thấy có triệu chứng như đau tức ở hạ sườn phải, người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy trướng, có hôm còn nôn hết thức ăn. Đi khám bác sĩ bảo về nhà theo dõi thêm, nếu đau quá thì nên đi mổ. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi nên ăn những thực phẩm nào để hạn chế triệu chứng của polyp túi mật?
    Icon
    Chào bạn,
    Polyp túi mật đến 92% là lành tính và thông thường không cần điều trị. Hiểu nôm na rằng, polyp là một u nhú hình thành trong túi mật, giống như viên đá chặn giữa dòng nước, polyp có thể gây cản trở lưu thông dịch mật, chính điều này dẫn đến hiện tượng đau tức, khó chịu mà bạn đang gặp phải. Tình trạng này gia tăng nhất là khi ăn đồ chiên xào, giàu cholesterol hay uống nhiều bia rượu, lúc này hệ thống gan mật phải làm việc cật lực dẫn đến tăng tình trạng ứ trệ dịch mật và gây đau.
    Do đó, để làm giảm các triệu chứng do polyp túi mật gây ra, bạn nên lựa chọn các thực phẩm sau:
    -    Thêm nhiều màu sắc cho bữa ăn bằng cách lựa chọn rau xanh, hoa củ quả, các loại hạt đậu. Tốt nhất bạn nên chế biến dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên xào để hạn chế đưa chất béo vào trong bữa ăn.
    -    Sử dụng 30ml dầu oliu cùng với 100ml nước ép bưởi hoặc nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cũng là một cách giúp làm giảm triệu chứng đau hạ sườn phải.
    -    Nếu bạn không có điều kiện mua dầu oliu bạn có thể lựa chọn nước ép củ cải đường. Bạn có thể xay giống nước ép sinh tố sử dụng khoảng 100ml chia 2-3 lần trên ngày.
    -    Thay vì sử dụng chất béo có trong các loại mỡ động vật thì trái bơ là một loại quả rất tốt cho người bệnh bị polyp. Bơ vừa giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cũng giúp đường mật tăng lưu thông mà không gây ra tình trạng đầy trướng, khó tiêu.
    -    Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.
    Bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, thịt bò, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, các sản phẩm được chế biến từ sữa chưa tách béo, các loại bánh kem, bánh ngọt và đồ ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, rượu cũng là một thức uống không tốt cho người bệnh polyp túi mật nên bạn cần phải hạn chế xuống mức tối đa.
    Song song với đó, bạn cũng có thể tham khảo dùng một số sản phẩm hỗ trợ bổ gan lợi mật, chẳng hạn như Tpcn Kim Đởm Khang. Sản phẩm sẽ giúp làm giảm triệu chứng mà anh đang gặp phải, ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật do polyp gây ra, đặc biệt là làm chậm tiến triển của polyp nên giúp ngừa nguy cơ ung thư.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe.
    Thân mến!
  • Icon

    Polyp túi mật 12 mm đã nên phẫu thuật chưa?

    Hiện tại polyp túi mật của tôi có kích thước là 12mm, xin hỏi tôi có nên phẫu thuật cắt túi mật ngay không hay cần theo dõi thêm. Chân thành cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Kích thước của polyp túi mật là một trong những tiêu chí quan trọng, nhằm đánh giá polyp đó có an toàn hay không. Nếu polyp có kích thước lớn hơn 10mm, đặc biệt là khi lớn hơn 15mm thì các tế bào của polyp có 46-70% là tế bào ung thư, do đó cần phẫu thuật cắt túi mật sớm để phòng ngừa.
    Polyp túi mật 12 mm nên cân nhắc cắt túi mật
    Hiện nay, để phẫu thuật cắt túi mật, các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp mổ nội soi với ưu điểm là vết mổ nhỏ, phục hồi nhanh, an toàn và rất ít gây biến chứng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để tiến hành phẫu thuật càng nhanh càng tốt, chớ chần chừ mà có thể gây nguy hiểm.
    Ngay sau cắt túi mật, bạn vẫn sống khỏe mạnh bình thường, bởi dịch mật vẫn được gan sản xuất xuống ruột non để hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu. Nhưng do “nhà kho” chứa mật không còn, nên thời gian đầu có thể gây thiếu dịch mật, hoặc đôi khi dịch mật được đổ xuống ruột khi không có thức ăn. Vì vậy, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy, đau hạ sườn phải…
    Xem thêm: Tiêu chuẩn vàng điều trị polyp túi mật
    Sau cắt túi mật nên kiêng gì, ăn gì?
    Để hạn chế các biến chứng này, sau mổ khoảng 2 tuần, bạn nên kiêng hoàn toàn đồ ăn chứa dầu mỡ. Sau đó, bạn nên bổ sung từ từ hàng ngày, nhưng vẫn nên hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, mỡ động vật, da gia cầm, phủ tạng động vật, bánh kẹo, nước ngọt có gas… tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi.
    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Kim Đởm Khang, sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật, kích thích tiêu hóa, do đó giúp làm giảm đau, hạn chế biến chứng có thể xảy ra sau cắt túi mật.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Tiêu chuẩn vàng trị polyp túi mật?

    Tôi tình cờ phát hiện ra polyp túi mật trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ có nói rằng 3 tháng sau quay lại viện kiểm tra, hiện nay kích thước polyp mới 3mm đang còn nhỏ, do đó không cần quá lo lắng. Qua tìm hiểu tôi được biết không có thuốc nào làm tan được polyp mà chỉ còn cách cắt túi mật. Nhưng vẫn có những tiêu chuẩn vàng để xác định thời điểm nên cắt túi mật. Xin nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi những tiêu chuẩn này là gì?
    Icon
    Chào bạn,
    Điều trị polyp túi mật bằng phương pháp nào tùy thuộc vào nhiều tiêu chuẩn đánh giá: kích thước, hình dáng polyp, triệu chứng mà người bệnh gặp phải…
    4 tiêu chuẩn trong điều trị polyp túi mật
    Polyp túi mật là sự loạn sản (tăng sinh bất thường) của các tế bào trong lớp niêm mạc thành túi mật. Giống như một cục thịt thừa, có đến 92% polyp túi mật là lành tính, không nguy hiểm, không gây ra triệu chứng nên chưa cần phải điều trị. Số còn lại có nguy cơ tiến triển thành u ác tính, vì vậy để dự phòng, chỉ còn cách phẫu thuật cắt túi mật.
    Nếu bạn có một hoặc nhiều hơn 4 tiêu chuẩn vàng trị polyp túi mật được liệt kê sau đây, bạn sẽ cần phải cắt túi mật:
    1. Polyp có kích thước lớn hơn 10mm, đặc biệt nếu kích thước lớn hơn 15mm
    2. Polyp túi mật tăng nhanh về số lượng (đa polyp) hoặc kích thước
    3. Polyp có chân lan rộng, hình dáng xù xì hoặc không đều đặn
    4. Polyp liên tục làm phát sinh các triệu chứng đầy trướng, khó tiêu, đau tức hạ sườn phải, gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần
    Quay trở lại với trường hợp của bạn, do kích thước polyp mới 3mm đang còn khá nhỏ, vì vậy bạn không cần quá lo lắng mà tiếp tục thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, tái khám định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Nếu kích thước polyp không thay đổi nhiều sau 2 năm, bạn có thể giãn cách thời gian đi siêu âm và gần như 100% polyp khi đó là lành tính.
    Xem thêm: Bài thuốc nam điều trị bệnh polyp túi mật hiệu quả
    Ngược lại, khi có những dấu hiệu bất thường, kể cả chưa đến lịch tái khám, bạn cũng cần đi kiểm tra ngay. Bởi vì mục tiêu trong việc điều trị polyp túi mật vẫn là ngăn ngừa ung thư, do đó, nếu phát hiện có nguy hiểm, cắt túi mật là chìa khóa giúp bạn tránh xa nguy cơ này.
    Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì?
    Trước mắt, trong thời gian này, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, điều này sẽ giúp hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn, cũng như phòng ngừa được các triệu chứng có thể xảy ra. Bạn nên chọn rau xanh, hoa quả tươi, các loại quả hạch, hạt đậu, đậu phộng, cá biển thay vì ăn nhiều thịt đỏ, phủ nội tạng động vật, thịt bò, lòng trắng trứng, da của các loại gia cầm…Vận động thể thao 30 phút mỗi ngày cũng sẽ rất tiện ích, giúp cơ thể dẻo dai cũng như gia tăng khả năng luân chuyển của dịch mật, ngừa được nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
    Đúng là vẫn chưa có thuốc nào làm tan được polyp, nhưng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho biết, một số các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong bài thuốc gồm bát vị là Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác mang lại những tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị polyp. Bài thuốc này sẽ giúp làm giảm triệu chứng (nếu có), ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là làm chậm lại quá trình tiến triển của polyp, từ đó làm giảm khả năng polyp tiến triển thành ung thư. Tại Việt Nam, hiện Tpcn Kim Đởm Khang đang có chứa đầy đủ cả 8 vị thuốc này, bạn nên tham khảo sử dụng sớm.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Đau hạ sườn phải do sỏi mật 15mm có nguy hiểm không?

    Tôi bị bệnh sỏi mật, kích thước 15mm nằm ở trong túi mật được 2 năm nay. Dạo gần đây vào buổi tối, đôi khi tôi thấy đau hạ sườn phải, đau có thể âm ỉ, nhưng cũng có lúc đau quặn rất khó chịu. Xin cho sỏi trường hợp của tôi có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,
    Hơn 80% người bệnh có thể chung sống hòa bình với sỏi mật mà không cần điều trị, bởi sỏi không gây triệu chứng nên cũng không nguy hiểm. Nhưng một khi sỏi đã “lên tiếng”, thì bạn cần thận trọng. Bạn sẽ thấy các dấu hiệu như đau hạ sườn phải, bụng ấm ách, chậm tiêu, đầy trướng sau mỗi bữa ăn nhiều dầu mỡ. Có các triệu chứng này là do sỏi gây ứ trệ dịch mật, khiến dịch mật không xuống được ruột non để tiêu hóa chất béo, kèm theo đó là sỏi di chuyển, cọ xát vào thành túi mật gây đau. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của sỏi như viêm túi mật, ngoài đau bạn có thể thấy người sốt nhẹ (hoặc nặng), mệt mỏi.
    Do đó, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để có hướng xử trí sớm. Trong những trường hợp bắt buộc như sỏi có kích thước lớn hoặc sỏi đã gây viêm túi mật cấp thì cần cân nhắc cắt túi mật để loại bỏ nguy cơ gặp các rủi ro nghiêm trọng hơn. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật, về lâu về dài bạn cần phải kiểm soát được nó. Nếu quá “lỏng lẻo” trong việc quản lý sỏi mật, sỏi có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
    Một số thuốc điều trị Tây y có tác dụng hòa tan sỏi, nhưng các thuốc này phải sử dụng trong thời gian từ 6 tháng - 2 năm mới có hiệu quả. Chưa kể đến việc dùng thuốc thường bị gián đoạn do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Chính vì vậy, nhiều người bệnh đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ sỏi mật có nguồn gốc thảo dược, có tác động vào nguyên nhân gây sỏi mật, giúp làm tăng chất lượng và thúc đẩy lưu thông dịch mật, từ đó bào mòn dần sỏi theo nguyên tắc nước chảy đá mòn, điển hình như Tpcn Kim Đởm Khang. Đã có nhiều người bệnh sỏi mật sử dụng sản phẩm này tương đối hiệu quả và hết được sỏi, bạn có thể xem chia sẻ của họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=5LUkQoJKpHM&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU&index=2
    Khị bị sỏi mật, chế độ ăn rất quan trọng, nên  hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol (đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, da gia cầm, phủ tạng động vật …), tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi; tránh ngồi nhiều một chỗ, căng thẳng, stress kéo dài; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi kết hợp các biên pháp kể trên sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa viêm tái phát, giúp bào mòn sỏi dần.
    Chúc bạn sức khỏe!

  • Icon

    Tán sỏi mật qua da có hiệu quả và an toàn không?

    Chào chuyên gia. Tôi là nam 35 tuổi, bị bệnh sỏi túi mật, kích thước 20mm. Tôi được biết có phương pháp điều trị sỏi mật là tán sỏi qua da không cần cắt túi mật. Xin hỏi phương pháp này có hiệu quả và an toàn hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tán sỏi mật qua da hay còn gọi là tán sỏi bằng sóng siêu âm (ESWL) là phương pháp điều trị sỏi mật không cần phẫu thuật, được chỉ định trong những trường hợp không thể thực hiện được các phương pháp mổ cắt túi mật. Các bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng cao của chùm sóng siêu âm phá vỡ viên sỏi mật thành nhiều kích thước nhỏ hơn. Sau đó lợi dụng vận động của đường mật/túi mật để tống sỏi ra ngoài được dễ dàng hơn.
    Phương pháp này có ưu điểm là tiến hành đơn giản, ít gây đau đớn và người bệnh hồi phục nhanh. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chỉ áp dụng được với sỏi có kích thước nhỏ hơn 20mm, tỷ lệ thành công thấp (khoảng 15%) và người bệnh cần phải nhập viện điều trị nhiều lần, chi phí cao. Do đó, tại Việt Nam cũng như trên thế giới rất ít khi chỉ định tán sỏi mật qua da, mà thông thường sẽ áp dụng cho sỏi thận vì khả năng thành công cao hơn.
    Tán sỏi mật qua da là phương pháp an toàn, có thể áp dụng với cả trẻ em, tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng đối diện với một số rủi ro như: đau sau khi thực hiện tán sỏi khoảng một vài ngày, rủi ro đến từ gây mê hoặc sử dụng thuốc an thần, viêm tụy…
    Với trường hợp của bạn, kích thước sỏi 20mm đã là khá lớn, nếu chưa gây ra biến chứng nguy hiểm nào thì không cần thiết bạn phải cắt túi mật hoặc tán sỏi qua da ngay tại thời điểm này mà vẫn có thể chung sống hòa bình cùng sỏi. Sau phẫu thuật hoặc điều trị bằng Tây y, có đến hơn 50% số trường hợp bệnh nhân phải nhập viện vì sỏi tái phát.
    Do đó, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc Đông y với 8 loại thảo dược quý, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây sỏi, có hiệu quả với hầu hết các loại sỏi và kích thước. Khi sử dụng kiên trì trong thời gian dài có thể ngăn ngừa sỏi phát triển về số lượng, kích thước hoặc ngăn sỏi phát sinh tại vị trí khác trong hệ thống gan mật, đặc biệt là có thể bào mòn được sỏi. Hiện nay bài thuốc Đông y đó hiện đã có mặt dưới dạng bào chế viên nang mang tên Tpcn Kim Đởm Khang, bạn có thể tham khảo để sử dụng. Đã có rất nhiều người bệnh trải nghiệm tốt với sản phẩm này, điển hình là một trường hợp sỏi túi mật 33mm trong video dưới đây:
    https://www.youtube.com/watch?v=WP-wScwcUNE&list=PLjIMLLegnOydM8iL0T2MsZNj-wN0P2FgU&index=2
    Chúc bạn mạnh khỏe!