Mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì sau mổ?

Mổ sỏi mật là một phương pháp điều trị sỏi mật thường được áp dụng khi sỏi mật kích thước quá lớn hoặc sỏi gây biến chứng. Vậy mổ sỏi mật có nguy hiểm không? Tất cả những câu hỏi xoay quanh phương pháp mổ sỏi mật được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Mổ sỏi mật là một trong những phẫu thuật ngoại khoa đơn giản và ít nguy hiểm nhất, tuy nhiên vẫn có những rủi ro xảy ra như:

  • Đau đớn và mệt mỏi: Đây là những tác dụng phụ thường gặp của bất kỳ phẫu thuật bụng nào. 
  • Tổn thương ống mật: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của phẫu thuật mổ sỏi mật nội soi. Nó có thể gây ra rò rỉ, giãn hay rách hẹp ống mật dẫn tới tổn thương gan.
  • Nhiễm trùng: Tất cả các ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ này, trong phẫu thuật mổ sỏi mật cũng vậy nhưng tỉ lệ xảy ra thấp hơn.
  • Hội chứng sau phẫu thuật: Gồm buồn nôn, tiêu chảy và đau hạ sườn phải. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài tuần thậm chí vài tháng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
  • Sót sỏi mật: Biến chứng sau mổ sỏi mật này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 6%. Để khắc phục đa phần người bệnh sẽ phải phẫu thuật lần 2.

Đặc biệt, điều khiến các bác sĩ Tây y phải cân nhắc kỹ trước khi chỉ định mổ sỏi mật chính là nguy cơ tái phát sỏi. Theo thống kê có khoảng 50% người bệnh bị tái phát sỏi trong đường mật sau 3 - 5 năm can thiệp. Điều này cũng đồng nghĩa, người bệnh sẽ phải can thiệp phẫu thuật nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.

Mổ sỏi mật không tác động vào nguyên nhân gây sỏi nên sỏi dễ tái phát

Mổ sỏi mật không tác động vào nguyên nhân gây sỏi nên sỏi dễ tái phát

Tôi có nên mổ sỏi mật không?

Nếu sỏi túi mật, sỏi đường mật chưa gây biến chứng, túi mật chưa mất chức năng, bạn không cần thiết phải mổ sỏi mật. Phương pháp này chỉ được ưu tiên khi các giải pháp khác không còn hiệu quả hoặc người bệnh đang gặp các biến chứng cấp tính, phải mổ để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác hay đe dọa tính mạng người bệnh.

Cụ thể, các trường hợp cần mổ sỏi mật bao gồm:

  • Sỏi quá to (kích thước trên 25mm), gây khó khăn cho hoạt động co bóp của túi mật và dẫn tới nhiều cơn đau dữ dội cho bệnh nhân.
  • Sỏi mật thường xuyên gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm ống mật chủ, viêm tụy cấp… hoặc gây tắc hoàn toàn đường dẫn mật.
  • Bệnh nhân sỏi mật có kèm suy giảm miễn dịch.

Giải pháp giúp tan sỏi mật không mổ, không tái phát

Nếu sỏi chưa gây biến chứng thì người bệnh không nhất thiết phải mổ mà nên áp dụng những giải pháp giúp làm tan sỏi mật đã có kiểm chứng. Trong đó, chắc chắn phải kể đến bài thuốc từ 8 loại thảo dược quý đang được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Lợi thế của bài thuốc 8 thảo dược này là tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, chặn đứng các nguyên nhân hình thành sỏi mật - điều mà các giải pháp mổ sỏi mật trong Tây y không làm được. 

Cụ thể, nghiên cứu trong luận văn của TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) đã chứng thực: Bài thuốc 8 thảo dược quý giúp làm mềm và bào mòn sỏi mật dần dần, cải thiện triệu chứng do sỏi trong 2-4 tuần, tránh biến chứng, hạn chế nguy cơ phải mổ sỏi mật.

8 thảo dược quý giúp bài sỏi mật không cần mổ, không tái phát

8 thảo dược quý giúp bài sỏi mật không cần mổ, không tái phát

Để chắt lọc tinh chất của 8 thảo dược này, các nhà khoa học hàng đầu của Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và tạo ra viên uống Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả tại bệnh viện 103. Kết quả thu được như sau: Kim Đởm Khang giúp giảm kích thước sỏi mật, đồng thời hạn chế các biến chứng trên đường tiêu hóa sau phẫu thuật, đồng thời giảm nguy cơ sỏi tái phát trở lại.

Kết quả nghiên cứu của Kim Đởm Khang đã được công bố tại Hội nghị Gan mật toàn quốc và được nhiều tạp chí uy tín đăng tải. Đây là điều mà các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh sỏi mật khác chưa có được.

Các chuyên gia đánh giá cao hiệu quả của Kim Đởm Khang - sản phẩm bài sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Ra đời từ năm 2012, Kim Đởm Khang đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi nỗi lo mổ sỏi mật hay biến chứng sau mổ. Cùng lắng nghe câu chuyện của họ trong video dưới đây:

Nhờ Kim Đởm Khang, nhiều người bệnh đã tan sỏi mà không cần mổ

Để được tư vấn chi tiết về Kim Đởm Khang, bạn hãy gọi tới hotline 0963 022 986. Tin rằng bạn sẽ sớm bài được sỏi và thoát khỏi nỗi lo phẫu thuật.

Nếu phải mổ sỏi mật, tôi cần lưu ý gì?

Đầu tiên, bạn cần nắm được một số thông tin như mổ sỏi mật ở bệnh viện nào tốt, mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền, quy trình mổ sỏi mật như thế nào… để có thể chuẩn bị tốt tâm lý và sức khỏe trước khi mổ. Các thông tin này, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Mổ sỏi mật: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Tiếp theo, bạn cần biết cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật để nhanh phục hồi sức khỏe và phòng sỏi tái phát sau mổ. Thông thường sau khi mổ sỏi mật nội soi, người bệnh có thể rời viện ngay trong ngày. Còn với phương pháp mổ hở, người bệnh phải nằm viện 3-5 ngày sau đó mới được xuất viện. Cách chăm sóc ngay sau ca mổ và sau khi xuất viện về nhà sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Ngay sau ca mổ

Người bệnh cần hạn chế đồ ăn giàu chất béo và các món chiên xào sau khi mổ sỏi mật. Đặc biệt không nên ăn quá nhiều rau xanh ngay mà cần tăng dần lượng để cơ thể có thời gian thích nghi với tình trạng không còn túi mật. Một số món ăn mà người bệnh sau mổ sỏi mật nên ăn là cháo, súp… 

Bên cạnh đó, bạn cần tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên nên đứng lên ngồi xuống và di chuyển nhẹ nhàng trong phòng bệnh để cơ thể nhanh phục hồi hơn.

Xem thêm: Mổ sỏi mật nên ăn gì? Những thực phẩm tốt nên sử dụng sau mổ

Người mới mổ sỏi mật cần có một chế độ ăn khoa học

Người mới mổ sỏi mật cần có một chế độ ăn khoa học

Sau khi xuất viện

Bạn cần duy trì thói quen tập luyện thường xuyên, vừa sức để ổn định vận động đường mật, tránh dịch mật tích tụ tạo sỏi. Ngoài ra, bạn nên xây dựng một thực đơn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng và áp dụng đến khi sức khoẻ hoàn toàn ổn định. Tốt nhất, bạn vẫn nên hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ và cholesterol như thịt bò, thịt mỡ, da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng...

Người bệnh sau mổ sỏi mật cũng cần theo dõi các vết khâu sau khi rời viện để tránh nhiễm trùng. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường (sưng, đau, tấy đỏ, chảy máu, chảy dịch, có mùi…) hay vết khâu lâu lành, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị. 

Với những người có đặt dẫn lưu kehr sau mổ lấy sỏi đường mật, cần chú ý mở ống dẫn lưu định kỳ để dịch chảy ra. Nếu thấy các dấu hiệu mất nước, mất kali (khát, khô miệng, mệt mỏi…), cần bổ sung thêm nước lọc, nước dừa…

Chi tiết cách chăm sóc sau mổ, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết “Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật và những lưu ý

Nếu bạn hay người thân đang băn khoăn mổ sỏi mật có nguy hiểm không hay có nên mổ sỏi mật không, hãy đọc những thông tin hữu ích trên đây và đừng quên kết nối với chuyên gia qua hotline 0963 022 986 để được tư vấn giải pháp phù hợp với mình nhất.

Nguồn tham khảo: nhs.uk, webmd.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.