Mổ sỏi mật: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Mổ sỏi mật là giải pháp điều trị ưu tiên trong trường hợp sỏi mật đã gây biến chứng, không nên lạm dụng nếu sỏi chưa có triệu chứng. Dưới đây là 14 điều quan trọng nhất để bạn có một ca mổ sỏi mật thành công, sớm hồi phục sức khỏe.

Mổ sỏi mật là gì?

Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị sỏi mật được chỉ định khi sỏi mật đã gây biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật, tắc mật, viêm tụy cấp

Trong bối cảnh thuốc uống không hiệu quả thì mổ sỏi mật được xem là giải pháp chữa sỏi tối ưu nhất trong Tây y. Tuy nhiên do chỉ giải quyết nhanh chóng viên sỏi mà không tác động đến nguyên nhân gây sỏi nên không phải ai bị sỏi mật cũng được chỉ định phương pháp này.

Không phải trường hợp nào cũng cần mổ sỏi mật

Mổ sỏi mật có phải cắt túi mật không?

Với sỏi túi mật, mổ sỏi mật có thể được hiểu là cắt túi mật. Còn trường hợp sỏi đường mật (sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ) mổ sỏi mật sẽ là các phương pháp nội soi lấy sỏi, tán sỏi hoặc mổ hở cắt 1 phần gan chứ không phải cắt túi mật.

Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Mổ sỏi mật có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa về sau của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng sau mổ sỏi mật phổ biến nhất mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Rối loạn tiêu hóa: Chẳng hạn như đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Rò rỉ dịch mật: Đây là biến chứng tương đối nghiêm trọng vì dịch mật là nơi chứa các chất thải của gan. Người bị rò rỉ dịch mật có thể thấy ngứa ngáy, nổi mụn, sốt...
  • Viêm đường mật: Chủ yếu nguyên nhân ở dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng đúng chuẩn.
  • Chảy máu đường mật: Có thể xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật tiếp xúc với đường ống dẫn mật.
  • Nhiễm trùng vết mổ: Hiện nay, biến chứng này đã được kiểm soát khá tốt với tỷ lệ gặp chưa đến 1%.

Đặc biệt, sau mổ sỏi mật có 50% người bệnh bị tái phát sỏi. Tình trạng tái phát có thể xuất hiện sau 3 - 5 năm can thiệp nhưng cũng có thể xảy ra chỉ sau vài tuần đến vài tháng khiến người bệnh vô cùng hoang mang, lo sợ. Đây cũng là 1 lý do khiến bác sĩ và người bệnh phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện can thiệp này.

Mổ sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần cân nhắc trước khi thực hiện

Mổ sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần cân nhắc trước khi thực hiện

Có nên mổ sỏi mật không?

Người bệnh sỏi mật chỉ nên cân nhắc mổ nếu sỏi đã gây biến chứng cấp tính (tắc mật hoàn toàn, viêm túi mật, viêm tụy cấp…) đe dọa sức khỏe và tính mạng. Ngược lại, nếu sỏi chưa gây biến chứng hay chưa có triệu chứng, bạn không nhất thiết phải mổ. Thay vào đó bạn có thể điều trị sỏi mật bằng các giải pháp khác như:

  • Sử dụng thuốc tan sỏi: Áp dụng với các trường hợp sỏi túi mật cholesterol < 15mm. Tuy nhiên thuốc tây thường có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tỷ lệ tan sỏi thành công thấp (30%), thời gian dùng dài  (6 tháng - 2 năm) nên hiện nay ít được chỉ định.
  • Tán sỏi mật qua da: Áp dụng với sỏi < 2cm. Nhược điểm là chi phí lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh sót sỏi hoặc sỏi lọt vào các vị trí khác gây biến chứng. Do đó phương pháp này hiện chỉ được chỉ định hạn chế ở một số bệnh viện tuyến trung ương.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược: Áp dụng được với cả sỏi túi mật, sỏi đường mật kích thước từ nhỏ đến lớn. Đây được xem là phương pháp có độ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay cho những trường hợp sỏi mật chưa biến chứng.

Trong các sản phẩm thảo dược dành cho người bệnh sỏi mật trên thị trường hiện nay, chắc chắn phải kể đến Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm duy nhất có kiểm chứng hiệu quả tại bệnh viện 108. Nghiên cứu cho thấy, Kim Đởm Khang giúp bào mòn sỏi, giảm triệu chứng (đau, đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn…), ngăn sỏi gây biến chứng và giảm nguy cơ sỏi tái phát về sau.

Rất nhiều người bệnh sỏi mật trên cả nước đã sử dụng sản phẩm này và thoát khỏi nỗi lo phải phẫu thuật cắt túi mật hay mổ gan lấy sỏi. Ông Nguyễn Trọng Long (Hải Phòng) trong video dưới đây là một trong nhiều người bệnh như thế.

Nhờ dùng Kim Đởm Khang, viên sỏi túi mật 33mm của tôi đã tan mòn

Để được tư vấn chi tiết về Kim Đởm Khang, hãy gọi tới hotline 0963.022.986. Tin rằng bạn sẽ sớm hiện thực hóa được mong muốn tan sỏi không mổ của mình.

Mổ sỏi mật như thế nào?

Tùy vào vị trí hình thành sỏi và tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp mổ sỏi mật thích hợp.

Mổ sỏi túi mật

  • Cắt túi mật nội soi: Để thực hiện cắt túi mật nội soi, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng để luồn ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào loại bỏ hoàn toàn túi mật. Hiện nay, phương pháp mổ sỏi túi mật bằng nội soi được áp dụng phổ biến hơn mổ hở do có tính thẩm mỹ cao, thời gian hồi phục ngắn.
  • Mổ hở cắt túi mật: Với phương pháp này, bác sĩ cần rạch một đường khá lớn ở vùng bụng để loại bỏ túi mật nên thời gian hồi phục của người bệnh thường lâu hơn. Mổ hở thường được chỉ định với trường hợp sỏi túi mật không thể thực hiện mổ nội soi, có nguy cơ vỡ túi mật cao, phụ nữ có thai 3 tháng cuối thai kỳ...

Mổ sỏi đường mật

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Đây vừa là cách mổ lấy sỏi mật qua đường miệng vừa là giải pháp vàng để chẩn đoán sỏi. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi có gắn camera qua miệng và thực quản xuống tá tràng, sau đó bơm thuốc cản quang để quan sát cụ thể tình trạng và quyết định lấy sỏi, tán sỏi… Phương pháp này không áp dụng cho các trường hợp: sỏi đường mật đã mổ nhiều lần, bị viêm xơ đường mật hay chít hẹp đường mật, sỏi nằm sâu trong gan.
  • Mổ hở lấy sỏi mật: Tương tự như mổ hở cắt túi mật, bác sĩ cũng cần rạch một đường lớn trên bụng để bộc lộ hoàn toàn đường mật rồi mới gắp sỏi ra ngoài, phổ biến nhất là phẫu thuật cắt gan để điều trị sỏi đường mật trong gan. Do quy trình mổ sỏi mật này có độ phức tạp cao nên đòi hỏi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, tay nghề giỏi và trang thiết bị hiện đại.

Mổ nội soi sỏi mật thường được ưu tiên áp dụng hơn mổ hở

Mổ nội soi sỏi mật thường được ưu tiên áp dụng hơn mổ hở

Mổ sỏi mật mất bao lâu?

Một ca mổ sỏi mật nội soi thường kéo dài trong 30 phút - 1 tiếng còn một ca mổ hở có thể mất từ 2 - 4 tiếng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý mắc kèm mà khoảng thời gian này khác nhau ở từng người bệnh.

Mổ sỏi mật có đau không?

Rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của từng người bệnh. Tuy nhiên, mổ sỏi mật nội soi thường sẽ ít đau hơn mổ hở.

Mổ sỏi mật ở bệnh viện nào tốt?

Dưới đây là danh sách bệnh viện mổ sỏi mật tốt nhất hiện nay tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

  • Miền Bắc: Bệnh viện 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đại học y Hà Nội, bệnh viện 103, bệnh viện Bạch Mai...
  • Miền Nam: Bệnh viện Bình Dân, bệnh viện 115, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch...

Mổ sỏi mật hết bao nhiêu tiền?

Chi phí tổng cho 1 ca mổ sỏi mật có thể dao động từ 5 - 30 triệu. Trong đó, chi phí mổ sỏi mật nội soi thường rơi vào khoảng 5 - 15 triệu còn mổ hở là 15 - 30 triệu.

Chi phí mổ sỏi mật có thể thay đổi phụ thuộc vào phương pháp mổ, bảo hiểm y tế, thời gian nằm viện, bệnh viện thực hiện mổ, các dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán, thuốc men đi kèm… Dưới đây là bảng chi phí các dịch vụ liên quan đến sỏi mật ở bệnh viện Việt Đức, bạn có thể tham khảo:

  • Chi phí khám: 18.000 - 20.000đ
  • Chi phí giường bệnh: 75.000 - 80.000đ/ ngày
  • Siêu âm: 35.000 -  500.000đ
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): 500.000đ
  • Lấy sỏi đường mật qua nội soi tá tràng: 3.000.000đ
  • Phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật: 2.000.000đ
  • Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: 2.000.000đ
  • Phẫu thuật cắt gan: 2.500.000đ (nội soi) - 3.500.000đ (mổ hở)

Xem thêm: Chi phí mổ sỏi mật ở bệnh viện Bình Dân là bao nhiêu?

Mổ sỏi mật có được hưởng bảo hiểm không?

Câu trả lời là có. Mức hỗ trợ của bảo hiểm y tế có thể dao động từ 40 - 100% tùy từng trường hợp cụ thể.

  • Bảo hiểm đúng tuyến: 80% - 100%
  • Bảo hiểm trái tuyến: 100% với bệnh viện tuyến huyện và 40% với bệnh viện tuyến trung ương.

Bảo hiểm y tế có chi trả một phần chi phí mổ sỏi mật

Bảo hiểm y tế có chi trả một phần chi phí mổ sỏi mật

Mổ sỏi mật nằm viện bao lâu?

Với phương pháp mổ sỏi mật nội soi, người bệnh có thể chỉ cần nằm viện từ vài tiếng đến 1 ngày. Nhưng với phương pháp mổ hở, thời gian nằm viện có thể cần từ 1-2 tuần. Đặc biệt những trường hợp gặp biến chứng sau mổ (nhiễm trùng, rò rỉ dịch mật…), thời gian nằm viện có thể kéo dài hơn.

Người đã mổ sỏi mật nên ăn gì?

Ăn uống sau mổ sỏi mật đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm bệnh nhân sau mổ sỏi mật nên ăn gồm:

  • Rau xanh và trái cây tươi: Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tránh tình trạng táo bón sau mổ. Tuy nhiên, không phải ngay sau mổ mà bạn ăn càng nhiều chất xơ là tốt vì có thể đem lại tác dụng ngược, khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Vì thế, ngay từ thời điểm sau phẫu thuật, bạn nên tăng dần lượng chất xơ theo đáp ứng của cơ thể.
  • Thực phẩm giàu chất béo tốt: Ví dụ như quả bơ, hạt lanh, dầu hướng dương, dầu đậu nành… sẽ giúp hấp thu các loại vitamin tan trong dầu từ thức ăn - nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng với bệnh nhân sau mổ sỏi mật.
  • Sản phẩm hỗ trợ ngăn sỏi tái phát, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Nhiều chuyên gia gan mật khuyến cáo bạn nên sử dụng bài thuốc từ 8 thảo dược quý trong TPCN Kim Đởm Khang càng sớm càng tốt sau mổ sỏi mật. Ra đời từ năm 2012, đây vẫn là sản phẩm duy nhất hỗ trợ cho người bệnh đã mổ sỏi mật có nghiên cứu tại viện 103 và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc.

TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ nhiệm khoa Nội tiêu hóa, viện 103) chia sẻ về kết quả nghiên cứu của Kim Đởm Khang

Kết quả nghiên cứu đã chứng thực khả năng tác động toàn diện trên hệ thống gan mật của Kim Đởm Khang, bao gồm cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa chỉ sau 2-4 tuần, ngăn sỏi mật tái phát, ngăn biến chứng sau mổ sỏi mật.

Dưới đây là chia sẻ thực từ người bệnh đã từng ăn không ngon, ngủ không yên vì biến chứng rối loạn tiêu hóa sau mổ sỏi mật. Chỉ sau 2 hộp Kim Đởm Khang, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không còn, sức khỏe cải thiện mà cũng không còn nỗi lo phải mổ nhiều lần vì sỏi mật tái phát:

Cô Len (Hải Dương) chia sẻ hiệu quả của Kim Đởm Khang

Mổ sỏi mật cần kiêng những gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người sau mổ sỏi mật cần hạn chế thêm một số thực phẩm dưới đây để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn:

  • Các món chiên, xào hay thức ăn nhanh sử dụng nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu như thịt mỡ, da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt bò…
  • Đồ uống chứa chất kích thích có hại cho chức năng gan.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng thực đơn sau mổ sỏi mật khoa học, hiệu quả

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật

Thông thường người mổ sỏi mật có thể sinh hoạt bình thường sau 2 tuần. Tuy nhiên những người cao tuổi, sức đề kháng kém hoặc mắc thêm các bệnh lý nền khác thì thời gian hồi phục có thể lên tới 2 – 3 tháng. Tốt nhất trong 1 tháng sau mổ, người bệnh nên sinh hoạt vận động nhẹ nhàng, không hoạt động gắng sức hoặc bê vác vật nặng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Vấn đề vệ sinh vết mổ cũng cần được lưu ý. Ngoài thay băng, rửa vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý tránh để nước xối vào vết mổ nhất là khi tắm. Nếu vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, chảy nước, dịch màu bất thường, có mùi… thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc quay trở lại bệnh viện.

Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật và những lưu ý

Mổ sỏi mật là một trong những cách điều trị sỏi mật phổ biến hiện nay. Vì không thể tác động vào nguyên nhân sinh ra sỏi nên sỏi rất nhanh sẽ tái phát, khiến người bệnh đối diện với nguy cơ phải phẫu thuật nhiều lần. Do đó, hiểu rõ về phương pháp này sẽ giúp người bệnh chủ động và có phương án phù hợp với bản thân.

Tài liệu tham khảo: benhvienvietduc.org, nhs.uk, webmd.com