Men gan cao và tất cả thông tin cần biết để điều trị hiệu quả

Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm. Bài viết sau đây giúp bạn tìm hiểu về men gan cao, từ những thông tin như chỉ số men gan bao nhiêu là cao, nguyên nhân, biến chứng, men gan cao không nên ăn gì… từ đó có lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho bản thân.

Men gan tăng cảnh báo nhiều bệnh lý ở gan nguy hiểm

Men gan cao cảnh báo nhiều bệnh lý ở gan nguy hiểm

Chứng men gan cao là gì? Sự khác nhau giữa men gan cao và gan nhiễm mỡ

Men gan (AST hay SGOT, ALT hay SGPT, GGT, ALP) là chất xúc tác sinh học quan trọng trong các chuyển hóa của cơ thể do tế bào gan sản xuất.  

Bình thường khi quá trình lão hóa xảy ra, các tế bào gan chết đi sẽ giải phóng một lượng men gan vào máu với nồng độ bình thường như sau:

–  AST (SGOT): 20 – 40 UI/L

–  ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L

–  GGT: 20 – 40UI/L

–  ALP: 30 – 110 UI/L

Nếu vượt quá giới hạn trên thì được chẩn đoán là bị men gan cao và thường được chia thành 3 cấp độ: 

- Cấp nhẹ: Chỉ số tăng dưới 2 lần mức bình thường.

- Cấp trung bình: Chỉ số tăng từ 2-5 lần mức bình thường.

- Cấp nặng: Chỉ số tăng > 5 lần mức bình thường.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh men gan cao với gan nhiễm mỡ. Tuy đều là vấn đề ở gan nhưng 2 bệnh này có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong đó, gan nhiễm mỡ đặc trưng bởi tình trạng dư thừa cholesterol tại tế bào gan, còn men gan cao là tình trạng men gan vượt ngưỡng bình thường. Gan nhiễm mỡ nặng có thể khiến men gan tăng và men gan cao cũng là dấu hiệu cảnh báo gan có thể nhiễm mỡ.

Nguyên nhân gây men gan cao

Vì một nguyên nhân nhất định mà tế bào gan bị phá hủy nhiều hơn, chỉ số men gan trong máu sẽ tăng cao. Sau đây là những nguyên nhân men gan cao thường gặp nhất: 

Do viêm gan

Trong số các nguyên nhân bị men gan cao thì viêm gan do virus là nguy hiểm hơn cả. Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E. Khi xâm nhập vào tế bào gan, chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan. Tế bào gan càng bị hủy hoại thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Nhiều thống kê cũng đã chỉ ra virus gây viêm gan B và C có khả năng gây viêm gan, xơ gan tiến triển ung thư gan cao nhất.

Trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc ung thư gan, lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Viêm gan là một trong những nguyên nhân men gan tăng cao

Viêm gan là một trong những nguyên nhân men gan tăng cao

Do lạm dụng chất kích thích

Gan là cơ quan giúp đào thải chất độc trong cơ thể. Trong khi đó, uống rượu, bia hay hút thuốc lá (trong đó nguy hiểm nhất là rượu tự pha, tự nấu do có nhiều chất độc hại cho gan) lại làm tế bào gan bị bị hủy hoại và tổn thương nặng, khiến men gan cũng tăng lên một cách đáng kể. 

Lượng men gan tăng tùy thuộc số lượng và chất lượng của loại chất kích thích bạn sử dụng. Thông thường, ở những người nghiện rượu bia và thuốc lá thì chỉ số men AST thường tăng 2-10 lần và tỉ số AST/ALT > 2.

Do bệnh về đường mật

Các bệnh về đường mật (viêm đường mật, sỏi mật, giun chui ống mật, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan cũng là nguyên nhân làm men gan tăng.

Biết được tại sao bị men gan cao là giải pháp tốt nhất để điều trị bệnh hiệu quả, giữ ổn định chỉ số men gan lâu dài. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau. Để nhận được lời khuyên của chuyên gia cho cụ thể trường hợp của bạn, hãy nhanh chóng liên hệ đến số hotline 0963.022.986 hoặc 0962 326 300.

Do bệnh sốt rét

Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng, đặc biệt là sốt rét ác tính làm tổn thương tế bào gan, thận.

Do tác dụng phụ của một số thuốc

Một số thuốc điều trị trong quá trình chuyển hoá tại gan có thể gây độc cho tế bào gan, làm xuất hiện tình trạng viêm gan cấp tính, có thể kể đến như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… Đặc biệt, với trường hợp ngộ độc thuốc điều trị lao, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. 

Ngoài ra, dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan lại trở về chỉ số bình thường. 

Do các bệnh lý khác

Men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính... 

Triệu chứng men gan cao cần chú ý

Các dấu hiệu khi tăng men gan thường không rõ ràng, chỉ khi men gan tăng rất cao thì những triệu chứng này mới được biểu hiện rõ. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Chán ăn, nôn và buồn nôn
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
  • Đau nhức âm ỉ tại vùng bụng hạ sườn phải.
  • Da bị nổi đỏ, mẩn ngứa hoặc vàng da.
  • Phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.

Khi cơ thể có những dấu hiệu cảnh báo men gan tăng cao, bạn nên đến cơ sở khám bệnh để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó điều trị sớm.

TPCN Kim Đởm Khang là sản phẩm giúp hạ men gan, giảm đau, đầy trướng, khó tiêu, do bệnh đường mật, giúp bài sỏi mật, sỏi gan, chống viêm đường mật, viêm túi mật. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại viện 103. Hãy gọi đến số: 0963.022.986 - 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Men gan cao có lây không?

Các nhà khoa học đã chứng minh men gan cao không có đặc tính lây nhiễm. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng nếu tiếp xúc gần hay dùng chung đồ vật với người bị men gan cao

Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy chỉ số men gan cao có tính chất di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Tức là nếu ông bà, bố mẹ của bạn bị men gan tăng cao thì khả năng bạn gặp tình trạng này cũng cao hơn người bình thường. 

Bệnh men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan cao là dấu hiệu “chỉ điểm” thấy tế bào gan đang bị tổn thương. Men gan càng cao thì mức độ phá huỷ tế bào gan càng trầm trọng.

Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời thì không quá đáng lo. Nhưng nếu men gan tăng kéo dài hoặc đột biến, đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, áp xe gan, viêm tắc đường mật, thậm chí hôn mê gan, ung thư gan.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tử vong là một trong những tác hại của men gan cao cần được lưu ý nhất. Người bệnh đối diện với 32% nguy cơ tử vong nếu chỉ số AST tăng 2 lần và 78% nếu chỉ số này tăng 4 lần. Còn với chỉ số ALT thì nguy cơ tử vong lần lượt là 21% với người tăng 2 lần và 59% với người tăng 4 lần.

Nếu may mắn không tử vong thì ngoài hậu quả trên gan, người bị men gan cao cũng có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trên khắp cơ thể như viêm túi mật, nhối màu cơ tim, viêm thận mạn tính, động kinh…

Vì thế, khi được chẩn đoán bệnh, bạn nên nhanh chóng và chủ động điều trị để đảm bảo an toàn sức khoẻ thay vì quá lo lắng men gan tăng cao có nguy hiểm không.

Cao men gan không chỉ khiến chức năng gan suy giảm mà còn gây rối loạn chức năng toàn cơ thể

Cao men gan không chỉ khiến chức năng gan suy giảm mà còn gây rối loạn chức năng toàn cơ thể

Cách điều trị men gan cao, hạ men gan hiệu quả

Bị men gan cao kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, lâu ngày sẽ thành ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, phát hiện và chữa trị kịp thời men gan cao là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách hạ men gan hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Thuốc chữa men gan cao trong Tây y

Men gan cao nên uống thuốc gì là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại Tây y vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị men gan cao đúng nghĩa. Các loại thuốc bác sĩ kê đơn hiện nay chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng, thuốc kháng virus (với trường hợp men gan cao do viêm gan virus).

Thuốc nam trị men gan cao

Bên cạnh những thuốc điều trị men gan cao thì việc tham khảo sử dụng thêm thuốc nam cũng là một giải pháp được nhiều người bệnh men gan cao áp dụng hiệu quả. 

Trong đó, bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo đã được nghiên cứu hiệu quả tại Viện 103. Không chỉ giúp hạ men gan mà bài thuốc này còn giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan, giảm triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng của người bệnh. Đặc biệt với những người có chỉ số men gan cao do các bệnh đường mật, bài thuốc sẽ giúp bài sỏi mật, sỏi gan, chống viêm/tắc đường mật hiệu quả.

Hiện nay, bài thuốc 8 thảo dược quý này đã được nghiên cứu và bào chế thành dạng viên nang trong TPCN Kim Đởm Khang. Người bệnh có thể sử dụng thuận tiện trong thời gian dài mà không cần mất công đun nấu. 

Hiệu quả hạ men gan rõ rệt của Kim Đởm Khang trong vòng 3 tháng

Hiệu quả hạ men gan rõ rệt của Kim Đởm Khang trong vòng 3 tháng

Vốn bị tăng men gan do biến chứng của sỏi ống mật chủ 2,7cm, kèm theo đau quặn bụng, chán ăn, buồn nôn, cô Phạm Thị Sinh (Thái Nguyên) không nghĩ rằng mọi vấn đề của mình đã được giải quyết triệt để nhờ sản phẩm Kim Đởm Khang.

Kim Đởm Khang là TPCN duy nhất có kiểm chứng lâm sàng giúp bài sỏi mật, hỗ trợ hạ men gan

Men gan cao nên ăn gì, kiêng gì thì tốt?

Biết được men gan cao cần kiêng gì, nên ăn gì sẽ giúp người bệnh xây dựng được một thực đơn phù hợp, khoa học để hồi phục các tế bào gan bị tổn thương nhanh hơn và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Thực đơn cho người men gan cao nên bổ sung đa dạng những nhóm thực phẩm nhưng ưu tiên hơn cả là các loại rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin. Các loại thực phẩm giàu protein và chất béo tốt như thịt nạc, cá hồi, cá trích… cũng giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Trong chế độ ăn cho người men gan cao, bạn cần kiêng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn, thuốc lá, thuốc lào… Những thực phẩm nhiều chất béo như mỡ và nội tạng động vật, các món chiên xào, các thực phẩm nhiều đường (bánh kẹo, trà sữa) cũng nên hạn chế vì chúng dễ gây ra mỡ gan và mỡ máu cao, từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng men gan.
Xem thêm: Thịt bò có gây men gan cao không? [Hỏi đáp chuyên gia]

Tập luyện thể dục thường xuyên

Bạn cũng nên vận động cơ thể một cách khoa học tối thiểu 30 phút/ ngày, không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp, tập bất kì môn nào phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, gym, yoga… Thói quen này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, thải độc gan hiệu quả. Người bị men gan cao không nên chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, nhất là có mắc thêm các bệnh khác về tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa. Khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết để có lá gan khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Medicalnewstoday.com, My.clevelandclinic.org *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.