Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Sỏi ống mật chủ kẹt tại ngã ba mật tụy có cần mổ lấy sỏi không?

    Cho tôi hỏi, mẹ tôi năm nay 54 tuổi vừa qua đi siêu âm được chẩn đoán sỏi ống mật chủ kẹt tại ngã ba đường mật tụy. Bác sỹ khuyên nên tiến hành mổ lấy sỏi. Nhưng mẹ tôi lo sợ nên chưa muốn thực hiện. Mong được tư vấn. Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,

    Sỏi ống mật chủ kẹt tại ngã ba mật tụy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường dẫn mật lâu dài gây viêm ống mật chủ, tắc đường dẫn tụy gây viêm tụy cấp… Nếu không được tiến hành lấy sỏi, khi biến chứng xảy ra sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và việc điều trị cũng khó khăn hơn.

    Chính vì vậy, để hạn chế tối đã những rủi ro có thể xảy ra, mẹ bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sỹ là tiến hành mổ lấy sỏi. Bạn yên tâm rằng, hiện nay phương pháp lấy sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng được thực hiện tương đối nhanh chóng, an toàn và thời gian hồi phục nhanh.

    Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp loại sỏi chứ không giải quyết được nguyên nhân gây sỏi nên nguy cơ tái phát sỏi cao (có đến 30 – 50% trường hợp tái phát sỏi sau 5 năm điều trị). Vì vậy, sau phẫu thuật lấy sỏi mẹ bạn cần duy trì một chế độ ăn và tập luyện hợp lý cũng như tham khảo sử dụng thêm TPCN Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 103 cho thấy hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá (đầu trướng, chậm tiêu, đau bụng, tiêu chảy) và giảm tỷ lệ tái phát sỏi mật sau phẫu thuật.

    TS.BS Dương Xuân Nhương (viện 103) chia sẻ về kết quả nghiên cứu của Kim Đởm Khang sau nội soi mật tuỵ ngược dòng

    Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0963022986 – 0962326300, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.


    Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
  • Icon

    Tiêu chảy nhiều năm sau cắt túi mật? Cách điều trị

    Tôi bị tiêu chảy kéo dài nhiều năm nay sau khi cắt bỏ túi mật. Xin cho tôi lời khuyên làm thế nào để giảm tình trạng này?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiêu chảy là một biến chứng khá thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật. Bạn đã bị tiêu chảy kéo dài nhiều năm, vì vậy trước hết cần đến gặp bác sỹ để được kê đơn một số thuốc điều trị phù hợp.
    Về lâu dài, để cải thiện tình trạng này, bạn cần có những lưu ý đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng:
    - Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, hoặc các loại gia vị cay nóng bởi chúng có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
    - Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, yến mạch, trái cây và rau quả. Nguồn chất xơ hòa tan có mặt trong những thực phẩm này sẽ giúp hấp thụ lượng nước dư thừa và làm trương nở khối phân nên hạn chế tiêu chảy.
    Mặt khác sau cắt túi mật, sỏi mật vẫn có nguy cơ tái phát cao trong đường dẫn mật. Vì vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Kim Đởm Khang để giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi.
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
    Thân!
  • Icon

    Polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì? - Những điều cần lưu ý

    Tôi đi siêu âm phát hiện bị polyp túi mật kích thước 5mm. Bác sĩ bảo không cần điều trị gì, nhưng tôi vẫn thấy rất lo lắng. Xin hỏi bệnh polyp túi mật nên ăn gì, kiêng gì phù hợp?
    Icon
    Chào bạn,
    Bạn yên tâm rằng phần lớn polyp túi mật có kích thước nhỏ dưới 10mm là lành tính và không cần phải điều trị. Về chế độ ăn uống, người bệnh cũng có thể ăn một lượng vừa phải tất cả các loại thực phẩm mà mình yêu thích, chỉ cần lưu ý hạn chế hơn với một số nhóm thực phẩm, cụ thể:


    Những loại thực phẩm người bệnh polyp túi mật nên kiêng


    Những thực phẩm giàu chất béo, chất đường có thể làm gia tăng sự phát triển của polyp và kích thích gây đau ở túi mật. Bởi vậy bạn cần hạn chế:
    - Mỡ, da và nội tạng động vật.
    - Món ăn chiên xào
    - Thức ăn nhanh như xúc xích, pate, lạp xưởng…
    - Lòng đỏ trứng gà.
    - Các loại bánh quy, bánh ngọt


    Những loại thực phẩm người bệnh polyp túi mật nên ăn
    - Các loại hoa quả giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, như các cam, bưởi, lê, táo,… giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp.


    - Rau xanh, củ quả giàu chất xơ như su hào, cải bắp, cà rốt… sẽ giúp vận động ở đường tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu do polyp.
    - Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hạnh nhân, hướng dương… rất tốt cho sức khỏe, có thể giúp ngăn ngừa polyp.
    - Sản phẩm từ thảo dược chứa Uất Kim, Chi tử,… như Tpbvsk Kim Đởm Khang có tác dụng tăng vận động đường mật, giúp bạn hạn chế sự phát triển của polyp túi mật và những triệu chứng do polyp gây ra. Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết!
    Chúc bạn mạnh khỏe.
  • Icon

    Mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật?

    Tôi xin hỏi thời gian để phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật là bao lâu?
    Icon
    Chào bạn,

    Phẫu thuật cắt túi mật có hai phương pháp: Phẫu thuật nội soi và Phẫu thuật hở. Thời gian phục hồi sức khỏe ở hai phương pháp này khác nhau.
    - Nếu bạn được phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi ít gây tổn hại đến sức khỏe như phẫu thuật hở. Hầu hết mọi người có thể về nhà trong ngày, hoặc một đến hai ngày sau phẫu thuật. Nhưng nó thường mất 2-3 tuần để hồi phục hoàn toàn, tùy theo sức khỏe của mỗi người.
    - Nếu cắt bỏ túi mật của bạn là phẫu thuật hở (mổ với vết rạch lớn), thời gian phục hồi của bạn sẽ lâu hơn, do phẫu thuật hở gây sang chấn nhiều hơn. Bạn thường có thể trở lại làm việc trong vòng 4-6 tuần.
    Nhưng cho dù bạn phẫu thuật bằng phương pháp nào thì điều quan trọng nhất bạn cũng cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sỹ. Phục hồi sức khỏe ở mỗi người không giống nhau - một số người có thể cần phải nghỉ ngơi lâu hơn, những người khác có thể hồi phục nhanh hơn. Tuy là hồi phục, nhưng không có nghĩa là sức khỏe bạn trở lại được như trước đây, bạn vẫn bị mệt một thời gian dài sau đó. Vì sau khi loại bỏ túi mật, chế độ ăn của bạn sẽ bị hạn chế chất béo và có thể bạn thường xuyên gặp rắc rối với các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc đầy trướng bụng.
    Chúc bạn sức khỏe,
    Thân.


  • Icon

    Ngứa sau cắt túi mật là do đâu, có nghiêm trọng không?

    Vợ tôi mới cắt túi mật được 1 tuần. Hai ngày nay bỗng thấy ngứa khắp người. Xin hỏi tình trạng này là do đâu? có nghiêm trọng không? Mong sớm được hồi đáp. Xin cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Ngứa là một triệu chứng tương đối thường gặp sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nguyên nhân là do sau khi túi mật bị cắt bỏ, gan vẫn tiếp tục sản xuất mật. Lúc này một lượng dịch mật lớn không còn nơi lưu trữ, khi đó sắc tố mật có thể thấm vào máu, gây phát ban và ngứa da. Tốt nhất bạn nên sớm đưa vợ đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn và hướng dẫn xử trí phù hợp, có thể cần phải dùng thuốc kháng dị ứng và theo dõi xét nghiệm Bilirubin máu nếu cần thiết.
    Hiện tại, vợ bạn nên uống nhiều nước, vệ sinh da sạch sẽ, cắt ngắn móng tay và tránh gãi ngứa nhiều vì có thể làm tổn thương da và gây nhiễm trùng.
    Bên cạnh đó, vợ bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, giúp giảm dần các triệu chứng và phòng ngừa tái phát sỏi sau cắt bỏ túi mật.
    Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe.
    Thân!
  • Icon

    Polyp túi mật 5mm có nguy hiểm không?

    Chào chuyên gia, em năm nay 22 tuổi, vừa qua em có đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện polyp túi mật 5mm. Vì đây là lần đầu tiên siêu âm phát hiện nên bác sĩ chỉ nói 3 tháng sau quay lại. Em không biết polyp kích thước như vậy có nguy hiểm không? Mong sớm nhận được phản hồi của chuyên gia
    Icon
    Chào bạn,
    Polyp túi mật kích thước 5mm không phải quá lớn, bạn chớ nên lo lắng vì đa phần polyp túi mật dưới 10mm đều là lành tính, không nguy hiểm. Chỉ có 8% trường hợp polyp có nguy cơ gây ung thư và đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của polyp túi mật.
    Trước hết, bạn cần hiểu rõ về bệnh qua những thông tin quan trọng dưới đây.

    Polyp túi mật có rủi ro gì?
    Bên cạnh ung thư, sự xuất hiện của polyp túi mật cũng tiềm ẩn một số rủi ro khác như tắc nghẽn dòng chảy dịch mật, viêm túi mật, viêm đường mật,...
    Một số trường hợp polyp ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu bao gồm đau âm ỉ vùng mạn sườn phải, đầy hơi, chậm tiêu, ăn không ngon miệng, buồn nôn...
    Polyp túi mật không thể tự biến mất nên khi được chẩn đoán, bạn cần chú ý tái khám 3-6 tháng/ lần để theo dõi sự phát triển của polyp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Ung thư túi mật là biến chứng nguy hiểm nhất của polyp túi mật

    Dấu hiệu polyp túi mật trở nên nguy hiểm, cần phẫu thuật cắt túi mật
    Polyp ác tính có dấu hiệu khá rõ ràng và có thể nhận biết nhanh chóng thông qua một số đặc điểm sau:
    - Có kích thước lớn (>10mm) hoặc kích thước polyp phát triển nhanh, có thể tăng gấp đôi so với kích thước hiện tại.
    - Có chân lan rộng và không có cuống.
    - Phát triển thành từng cụm (đa polyp túi mật) hoặc nhiều đơn polyp nằm riêng lẻ trong túi mật.
    - Thường xuyên gây các triệu chứng trên đường tiêu hóa như đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải, buồn nôn và nôn, sốt.
    - Gây biến chứng viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần.
    - Xuất hiện ở người trên 50 tuổi, có mắc kèm sỏi mật hoặc bị mất chức năng túi mật.
    Khi có một hoặc nhiều đặc điểm trên cùng lúc, tỷ lệ polyp túi mật chuyển thành ung thư thường cao và bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Trường hợp polyp có kích thước lớn trên 20mm trở lên sẽ cần loại bỏ bằng phương pháp cắt túi mật mổ hở, cắt một phần gan hoặc bóc tách hạch bạch huyết.

    Cách chữa polyp túi mật phổ biến nhất hiện nay
    Với trường hợp của bạn có polyp túi mật 5mm và chưa gây biến chứng thì tạm thời chưa cần phẫu thuật cắt túi mật. Bạn nên tham khảo việc điều trị tại nhà bằng chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thảo dược từ Đông y. Đồng thời, bạn cũng cần ghi nhớ lịch tái khám 3-6 tháng/ lần để theo dõi sự phát triển của polyp túi mật và có hướng xử trí kịp thời.
    Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp điều trị polyp túi mật thông dụng nhất hiện nay gửi bạn tham khảo:

    Điều trị polyp túi mật theo Tây y
    Hiện nay vẫn chưa có thuốc Tây y điều trị đặc hiệu với polyp túi mật. Do đó, cắt túi mật nội soi vẫn đang là giải pháp xử trí duy nhất với polyp có nguy cơ chuyển ác tính.
    Với sự phát triển của y học hiện đại, phẫu thuật nội soi loại bỏ túi mật có thể giải quyết nhanh chóng polyp, thời gian nằm viện cũng như hồi phục của người bệnh ngắn. Tuy nhiên, khi cơ thể không còn túi mật, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy… trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Điều trị polyp túi mật theo Đông y
    Các thảo dược Đông y có 3 lợi thế chính trong chữa trị polyp túi mật bao gồm: (1) giảm triệu chứng, (2) giảm nguy cơ biến chứng, (3) giữ nguyên hoặc giảm kích thước polyp.
    Nghiên cứu tại viện 103 đã chỉ ra sự kết hợp của 8 thảo dược gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác có thể đồng thời tạo ra 3 lợi thế trên. Hiệu quả này xuất phát từ khả năng tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, giúp lợi mật, tăng vận động đường mật, tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa sự phát triển khối u và kháng khuẩn, kháng viêm.
    Việc sử dụng sớm bài thuốc 8 thảo dược đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp polyp túi mật cholesterol và kích thước nhỏ như polyp của bạn. Hơn nữa, phương pháp cũng rất an toàn khi dùng lâu dài và đảm bảo mục tiêu giúp người bệnh bảo tồn túi mật.
    Hiện nay, bài thuốc này đã được phát triển trong sản phẩm Kim Đởm Khang dạng viên nang và là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh polyp túi mật. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ về hành trình tan polyp 4,5mm chỉ sau 2 tháng dùng Kim Đởm Khang trong video dưới đây:

    Ông B (Nghệ An) chia sẻ về quá trình tan polyp túi mật nhờ Kim Đởm Khang
    Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 096.302.2986 - 096.232.6300, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Polyp túi mật có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

    Tôi đi khám sức khỏe định kỳ thấy bác sĩ siêu âm ghi là Polyp túi mật 6mm. Xin cho hỏi polyp túi mật là gì? Polyp túi mật có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và nên điều trị như thế nào?Xin hướng dẫn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,
    Khi được chẩn đoán mắc bệnh polyp túi mật nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng vì chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về căn bệnh này.

    Polyp túi mật có nguy hiểm không?
    Để giải đáp cho câu hỏi polyp túi mật có nguy hiểm không, trước hết phải hiểu được polyp túi mật là bệnh gì. Thực chất polyp túi mật được ví như một cục thịt thừa phát triển trên bề mặt của niêm mạc túi mật, chủ yếu do cholesterol cấu thành.
    Nếu polyp túi mật có kích thước dưới 6mm, theo dõi từ 6 - 9 tháng liên tục mà kích thước polyp không tăng, không có biểu hiện đau, đầy trướng bụng thì không nguy hiểm, đây là polyp lành tính và không cần điều trị.
    Kích thước polyp của bạn từ 6 - 9 mm thì cần phải theo dõi sát sao hơn, có thể 2 - 3 tháng một lần bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu polyp không tăng kích thước, thì chưa đáng lo ngại, bạn nên theo dõi thường xuyên tối thiểu trong vòng 2 năm. Ngược lại nếu polyp tăng nhanh về kích thước, số lượng, chân polyp lan rộng, hoặc polyp nứt vỡ gây tắc dịch mật, dẫn tới đau, đầy trướng, đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.
    Nếu kích thước polyp lớn hơn 10 mm, hoặc trong túi mật có nhiều hơn một polyp thì không thể coi thường. Trong trường hợp này, polyp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật.

    Những cách điều trị polyp túi mật
    Hiện chưa có loại thuốc nào có thể làm tan polyp. Các bác sỹ sẽ dựa vào kích thước polyp và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải trên lâm sàng để có chỉ định điều trị phù hợp nhất.
    Nếu polyp kích thước nhỏ hơn 10mm, chưa có triệu chứng thì chỉ cần siêu âm định kỳ để theo dõi. Trong trường hợp polyp đã gây viêm, đau sốt tái đi tái lại, có kích thước lớn (hơn 10mm) hoặc kích thước phát triển nhanh, hay có nhiều polyp trong túi mật (da polyp)thì cần nghĩ đến polyp ác tính (ung thư), khi đó cần sớm phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.
    Như vậy, ở trường hợp của bạn, kích thước polyp là 6mm, nếu chưa gây đau viêm gì thì không cần phải lo lắng. Bạn chỉ cần định kỳ 3 - 6 tháng đi siêu âm lại để theo dõi.
    Xem thêm:  Cách điều trị polyp túi mật
    Trước mắt bạn cần có chế độ ăn hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol (như mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng…), tăng cường rau ranh chất xơ và luyện tập thể dục hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang để giúp tăng cường lưu thông dịch mật, hạn chế các triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra do polyp như: đầy trướng bụng, chậm tiêu, khó tiêu sau khi ăn, đau tức ở vùng hạ sườn phải, viêm túi mật,…
    Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0963.022.986 - 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết!

    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!

  • Icon

    Mổ phẫu thuật cắt túi mật hết bao nhiêu tiền?

    Tôi bị sỏi túi mật 21 mm, hay bị đau ở hạ sườn phải sau khi ăn. Xin hỏi trường hợp của tôi có nên cắt bỏ túi mật không? Và chi phí phẫu thuật cắt túi mật bây giờ khoảng bao nhiêu tiền? Xin cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,
    Về việc có nên cắt túi mật hay không, ngoài tiêu chí về kích thước, cần phải đánh giá cụ thể hơn các tiêu chuẩn khác. Thực tế không phải lúc nào mắc sỏi mật cũng cần phải mổ cắt túi mật mà cần thực hiện ở thời điểm thích hợp.

    Thời điểm nên phẫu thuật cắt túi mật?
    Lạm dụng phẫu thuật cắt túi mật có thể khiến người bệnh gặp phải một số hệ lụy như đau, đầy trướng, khó tiêu… do đường mật bị căng giãn và thiếu dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cắt túi mật chỉ loại bỏ được sỏi nhưng các nguyên nhân gây sỏi vẫn còn, nên sỏi rất dễ tái phát tại các vị trí khác trong đường mật. Do đó, cắt túi mật chỉ là giải pháp tình thế trong trường hợp sỏi mật gây biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng, hoặc thành túi mật quá dày, không còn khả năng lưu trữ và tống xuất dịch mật.
    Nếu trong phiếu siêu âm của bạn ghi thành túi mật bình thường, nghĩa là chức năng co bóp của túi mật vẫn còn. Lúc đó bạn có thể cân nhắc trì hoãn cắt túi mật bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện nhằm tăng lưu thông đường mật. Đồng thời, bạn có thể sử dụng thêm Tpbvsk Kim Đởm Khang. Sản phẩm là sự kết hợp của các thảo dược quý, đã có nghiên cứu lâm sàng và nhiều người bệnh chia sẻ cho hiệu quả tốt. Sau một thời gian kéo dài từ 6 tháng - 1 năm sử dụng liên tục, rất nhiều trường hợp sỏi đã được bào mòn hoàn toàn.


    Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật


    Lắng nghe trải nghiệm thực tế của người bệnh sử dụng Tpcn Kim Đởm Khang, viên sỏi 3.3 cm đã tan hoàn toàn chỉ sau 9 tháng

    Chi phí một ca mổ cắt túi mật
    Việc mổ cắt túi mật nội soi hiện nay có chi phí dao động trong khoảng từ 5-7 triệu, nhưng chưa gồm các loại thuốc men, tiền buồng bệnh... Trung bình một ca phẫu thuật có thể tốn kém 10-15 triệu đồng. Chi tiết, bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được giải đáp cụ thể và được hướng dẫn chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để thanh toán với bảo hiểm y tế, sau khi ra viện (trường hợp bạn có BHYT)
    Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cần phải duy trì một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, chất xơ, hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol (mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh…), ăn uống đảm bảo vệ sinh, luyện tập thể dục hàng ngày và tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/ lần.



    Xem thêm: 
    Chế độ ăn sau mổ sỏi mật
    Chia sẻ kinh nghiệm loại sỏi mật hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

    Thân mến!