Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bị kim tiêm của người viêm gan B đâm vào có bị lây không?

    Chào bác sĩ, trong lúc tiêm thuốc cho người nhà, em lỡ bị cây kim đó đâm vào tay. Người nhà em bị mắc bệnh viêm gan B. Em đã chích ngừa viêm gan B 3 mũi rồi và đang trong thời gian chờ nhắc lại mũi thứ 4. Em rất lo lắng không biết mình có bị lây hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
    Bị đâm kim tiêm của BN viêm gan B có nguy cơ nhiễm bệnh?
    Virus viêm gan B lây truyền theo đường máu, nên khi bị kim tiêm dính virut đâm vào tay, thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn không nên quá lo lắng, vì virus viêm gan B phải nhiễm vào cơ thể với một lượng đủ lớn và cơ thể không đủ khả năng tiêu diệt thì bạn mới bị bệnh viêm gan B.
    Thêm vào đó, bạn đang được tiêm vaccin phòng viêm gan B nên mặc dù có nguy cơ bị lây nhiễm nhưng lại rất ít có nguy cơ mắc bệnh thực sự. Chỉ cần sau mũi tiêm đầu tiên, bạn đã sản sinh kháng thể chống lại virus viêm gan B. Các mũi tiêm về sau không có tác dụng tạo miễn dịch mới mà chỉ có tác dụng nhắc lại trí nhớ miễn dịch cho hệ thống phòng vệ của cơ thể và củng cố sức mạnh miễn dịch (tức là tạo ra đủ kháng thể) mà thôi.
    Làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chắc chắn
    Tuy nhiên, để chắc chắn, sau 2 tháng bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị nhiễm hay không. Bao gồm: HBsAg (bằng chứng virus đang tồn tại), HBeAg (bằng chứng virus đang phân chia), HBV DNA (xác định mức độ virus trong máu).
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Thuốc Tây điều trị sỏi mật nguy hiểm cho gan

    Tôi bị sỏi ở túi mật, kích thước 8 mm, hiện đang điều trị bằng thuốc acid chenodeoxycholic. Tôi nghe nói thuốc này rất độc với gan. Bác sỹ cho tôi hỏi điều này có đúng không?
    Icon
    Chào bạn,
    Acid Chenodeoxycholic hay còn gọi là Chenodiol, là một loại thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan và cung cấp thêm muối mật cho kho dự trữ chung của cơ thể, giúp hòa tan cholesterol và lipid. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp sỏi cholesterol, chưa có biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động.
    Chenodiol được biết đến là một thuốc rất độc với gan, chống chỉ định trong những trường hợp rối loạn chức năng gan hoặc bất thường đường dẫn mật. Trong quá trình sử dụng Chenodiol bạn phải thường xuyên theo dõi, nếu men gan vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường thì phải ngưng thuốc. Đồng thời, nếu sau 18 tháng điều trị vẫn không thấy dấu hiệu đáp ứng thì ngừng liệu pháp Chenodiol. Một số tác không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc là tiêu chảy nhẹ, đau vùng túi mật, tăng men gan.
    Vì vậy, tốt nhất bạn nên dùng acid chenodeoxycholic theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều để tránh gặp những hậu quả xấu.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Giải pháp giúp ngăn ngừa sỏi mật tái phát sau phẫu thuật

    BS cho em hỏi, em vừa cắt bỏ túi mật vì sỏi, em cũng sợ bị sỏi quay trở lại, BS cho e lời khuyên ăn gì hoặc uống thuốc gì để tránh sỏi quay trở lại?
    Icon
    Chào bạn!
    Như bạn đã biết, đối với sỏi mật, việc phẫu thuật chỉ loại bỏ được phần ngọn (loại bỏ được sỏi), nhưng không loại được phần gốc (nghĩa là nguyên nhân sinh ra sỏi vẫn còn), do vậy tỉ lệ tái phát sỏi sau phẫu thuật khá cao.
    Để phòng tránh sỏi tái phát, thì phải khắc phục được những nguyên nhân gây ra sỏi bằng cách: ăn uống khoa học, hạn chế chất béo, hạn chế những thức ăn giàu cholesterol (phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng…), tăng cường rau xanh chất xơ, ăn uống đảm bảo vệ sinh, tập luyện thể dục hàng ngày, tẩy giun theo định kì 6 tháng 1 lần, tránh sử dung thuốc tránh thai dài ngày...
    Nếu có điều kiện, bạn nên  sử dụng thêm một số sản phẩm có nguồn gốc từ đông y như Thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang có chứa những thảo dược như diệp hạ châu, uất kim, chi tử, nhân trần… Đây là những thảo dược rất tốt cho hệ thống gan mật, nên có thể giúp phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Bệnh sỏi mật và những lưu ý trong chế độ ăn uống, điều trị

    Tôi bị sỏi mật hơn 1 năm nay, có thời gian dùng thuốc kháng sinh bác sỹ kê để điều trị bệnh, nhưng hết đợt sử dụng nên lại ngưng. Dạo gần đây thấy xuất hiện cảm giác đau quặn bụng và đầy chướng khó tiêu khi ăn uống nhưng chưa thấy xuất hiện triệu chứng gì nguy hiểm và rõ ràng cả? Xin hỏi bác sỹ có những lưu ý gì trong việc ăn uống và điều trị bệnh của tôi hiện nay.
    Icon
    Chào bạn,
    Bạn bị sỏi mật, bác sĩ đã kê sử dụng kháng sinh chứng tỏ đã có nguy cơ biến chứng gây viêm đường mật do sỏi. Bạn cần thăm khám định kì để phát hiện sớm và điều trị kịp thời  các nguy cơ này. Hiện tượng đầy chướng, khó tiêu cũng là một triệu chứng hay gặp ở người bệnh sỏi mật do việc điều tiết dịch mật không đều. Với người bệnh sỏi mật, nếu sỏi không quá lớn và không có biến chứng nghiêm trọng thì lời khuyên tốt nhất vẫn là chung sống hòa bình với sỏi. Vì vậy việc lựa chọn chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng với người bệnh sỏi mật. Một chế độ ăn kiêng hợp lý cho người bệnh sỏi mật tuân theo các nguyên tắc sau: Kiêng hoặc hạn chế những đồ ăn có nhiều mỡ động vật, giàu cholesterol như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tuỷ động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua. Không dùng thức uống có chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng… Tăng cường sử dụng những rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm có chứa nhiều acid béo không no. Bên cạnh đó để phòng ngừa biến chứng, giảm triệu chứng đầy chướng khó tiêu và giúp bài mòn sỏi bạc cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị sỏi mật nguồn gốc thiên nhiên. Đây đang một xu hướng được khá nhiều người bệnh lựa chọn và cho đáp ứng khả quan hiện nay.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Mắc sỏi mật & đau vùng hạ sườn phải, làm thế nào để cải thiện

    Tôi bị sỏi mật 7mm. Bình thường không thấy có dấu hiệu gì, chỉ khi nào ăn no quá mới bị đau tức vùng gan. Cho tôi hỏi có những biện pháp nào để hạn chế tình trạng đau tức này?
    Icon
    Chào anh,
    Do sỏi mật gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, nên dẫn đến lượng dịch mật xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn bị thiếu. Trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là những bữa ăn quá no, ăn quá nhiều chất béo, cần nhiều dịch mật hơn để tiêu hóa, sẽ kích thích túi mật co bóp, khiến sỏi di chuyển và co xát gây đau.
    Vì vậy, trước mắt để hạn chế tình trạng đau, trong chế độ ăn anh cần giảm cần giảm năng lượng, không ăn quá no, hạn chế dầu mỡ, hạn chế các thức ăn giàu cholesterol như trứng, phủ tạng động vật, hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược lợi gan, nhuận mật như nhân trần, diệp hạ châu, uất kim, chi tử…
    Nếu tình trạng đau tái diễn kéo dài, hoặc có kèm theo triệu chứng sốt, vàng da, anh cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, trước khi biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng.
    Chúc anh sức khỏe!
     
  • Icon

    Bị sỏi mật nên phẫu thuật nội soi hay dùng thuốc?

    Chào bác sĩ! Tôi bị sỏi mật đã 2 năm nay, gần đây tôi thấy có hiện tượng ăn uống khó tiêu. Tôi muốn làm phẫu thuật nội soi để loại bỏ hết sỏi, nhưng đến viện bác sĩ nói trường hợp của tôi không cần thiết phải loại sỏi, chỉ cần dùng thuốc để làm giảm triệu chứng là được. Tôi không hiểu vì sao lại như thế? Nhờ bác sĩ giải thích giúp tôi. Cám ơn bác sĩ!
    Icon
    Chào chị,
    Trong việc điều trị sỏi mật, vấn đề được quan tâm nhất không phải là loại sỏi mà là làm thế nào để chung sống hòa bình với sỏi, bằng cách ngăn ngừa biến chứng và giảm các triệu chứng do sỏi gây ra, vì chính những biến chứng do sỏi gây ra mới gây nguy hiểm cho người bệnh.
    Thực tế cho thấy, rất nhiều người có sỏi chỉ 1 vài mm cũng có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng; nhưng ngược lại có những người rất nhiều sỏi nhưng không hề có triệu chứng và họ vẫn chung sống hòa bình với nó được.
    Bệnh nhân chỉ cần can thiệp ngoại khoa khi sỏi đã gây biến chứng, bởi việc phẫu thuật cũng chỉ loại bỏ được sỏi ngay trước mắt, nhưng nguyên nhân gây sỏi vẫn còn, nên tỉ lệ tái phát sỏi sau phẫu thuật rất cao. Điều trị nội khoa có thể giải quyết được ngay là làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do sỏi.
    Hiện tại, trường hợp của chị chưa cần thiết phải phẫu thuật, chị có thể sử dụng thuốc điều trị hoặc 1 số thảo dược tự nhiên rất tốt cho sỏi mật như nhân trần, diệp hạ châu, uất kim, actiso… Bên cạnh đó cần phải kết hợp chế độ ăn uống khoa học, hạn chế những thức ăn giàu cholesterol (lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…), tăng cường rau xanh, chất xơ, tăng cường vận động và tẩy giun theo định kì 6 tháng 1 lần.
    Chúc chị sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Biến chứng tổn thương đường mật sau phẫu thuật cắt túi mật

    Chào bác sỹ, bố tôi năm nay 55 tuổi, tháng 6 vừa qua bố tôi có làm phẫu thuật cắt bỏ túi mật do có quá nhiều sỏi nhỏ bên trong khiến bố tôi bị đau quặn vùng dưới gan, sốt, ốm và gầy đi do không ăn được gì. Sau khi cho bố tôi phẫu thuật cắt túi mật tưởng rằng bệnh sẽ khỏi. Nhưng sau khoảng 3 tuần sau khi cắt bỏ túi mật thì bố tôi có hiện tượng nôn ra máu, vẫn đau bụng vùng cắt túi mật và phân có màu đen. Vậy xin hỏi tại sao bố tôi lại bị như vậy và tình trạng này có nguy hiểm tới tính mạng bố tôi không?
    Icon
    Chào bạn,
    Theo như các triệu chứng bạn miêu tả, tôi thấy rất có thể bố bạn đã bị biến chứng chảy máu đường mật sau cắt bỏ túi mật. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp, chỉ xảy ra trong khoảng 0,2% - 0,5% trường hợp ở những bệnh nhân sau cắt bỏ túi mật. Nguyên nhân là do các mạch máu bị tổn thương dưới các tác động vật lý, nhiệt học và hóa học trong quá trình nội soi ổ bụng. Chảy máu đường mật sau cắt túi mật thường xảy ra như một kết quả của tổn thương nang gan hoặc thành động mạch gan phải. Chấn thương của thành ống mật chung cũng được cho là có thể gây ra chảy máu đường mật. Chảy máu đường mật được xem như một biến chứng muộn của việc cắt bỏ túi mật, thường xảy ra 4 tuần sau khi phẫu thuật. Trong trường hợp chảy máu nặng, tỷ lệ tử vong có thể cao đến 50%.
    Tuy nhiên các triệu chứng như nôn ra máu, phân đen cũng có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác từ bệnh của hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải đưa bố đến ngay các cơ sở y tế để được khám xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
    Nếu đúng là biến chứng chảy máu đường mật sau cắt túi mật thì có thể được xử trí bằng cách thắt mạch và ERCP, sẽ cho một kết quả tốt.
    Chúc bạn và bác nhà sức khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Viêm túi mật cấp có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    Bố tôi 65 tuổi, cách đây 2 ngày đột nhiên ông bị đau quặn bụng, nhập viện bác sĩ kết luận bị viêm túi mật cấp, hiện bố tôi vẫn đang nằm viện điều trị. Tôi rất lo lắng, không biết bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị nào giúp bố tôi mau khỏe? Xin cảm ơn BS!
    Icon
    Chào Huyền Trang,
    Viêm túi mật cấp là một bệnh cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các biến chứng thường gặp là viêm mủ túi mật, ứ nước túi mật, hoại thư và thủng túi mật.
    Khi bị viêm túi mật cấp tính bắt buộc bệnh nhân phải nhập viện để điều trị. Thuốc điều trị chính trong trường hợp này là kháng sinh để chống nhiễm trùng và một số thuốc để làm giảm các triệu chứng buồn nôn, đau bụng như thuốc giảm đau, giãn cơ. Theo thống kê cho thấy, thì sau khi điều trị có tới khoảng 25% trong tổng số người bị viêm túi mật cấp tính bị tái phát lại trong vòng một năm và 60% số người tái phát lại trong vòng 6 năm. Các đợt viêm cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm túi mật mạn tính. Trường hợp viêm túi mật thể nặng - khi đã có biến chứng, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.
    Với bệnh nhân viêm túi mật cấp tính, cần để cho túi mật nghỉ ngơi bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các chất béo và protid trong chế độ ăn vì chúng làm cho túi mật tăng co bóp. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước đường, nước quả, nước rau, cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền. Nên ăn nhạt, nhiều chất xơ để chống táo bón, có thể cho ăn sữa đã tách bơ.
    Chúc bác trai sớm bình phục!