Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Thường xuyên nhịn bữa sáng thì có nguy cơ dễ mắc sỏi mật?

    Cho tôi hỏi tại sao nếu thường xuyên nhịn bữa sáng thì có nguy cơ dễ mắc sỏi mật? Tôi hay nhịn ăn sáng thì có bị sỏi mật không?
    Icon
    Chào bạn!
    Hiện nay, có rất nhiều người không hề chú trọng tới việc bổ sung đồ ăn cho bữa sáng mà coi bữa sáng chỉ là bữa phụ có cũng được không có cũng không sao, hoặc do vội đi làm không kịp ăn, nhiều khi là vì giảm béo. Đôi khi thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân gây bệnh, điển hình như bệnh sỏi mật.
    Tại sao không ăn sáng lại bị sỏi mật?
    Nguyên nhân là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Sau một khoảng thời gian dài, dịch mật bị ứ đọng trong túi mật, cholesterol trong dịch mật sẽ dễ bị kết tủa và hình thành nên sỏi.
    Vì vậy, để hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh sỏi bạn nên ăn cố gắng ăn sáng đầy đủ với bữa sáng đơn giản như: bánh mỳ, sữa, ngũ cốc… và tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao. Còn để biết chính xác bạn có mắc sỏi mật không thì bạn nên đi đến bệnh viện để siêu âm và kiểm tra chính xác.
    Thông tin thêm về bệnh sỏi mật, bạn đọc trong bài viết sau nhé:
    https://soimat.vn/bai-viet/thong-tin-benh/soi-mat.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Viêm túi mật và viêm niêm mạc dạ dày nên ăn thế nào?

    Tôi bị đau vùng thượng vị đã lâu, dần đau cả vùng bụng, gần đây đau kèm theo buồn nôn, đau xiên ra lưng. Bác sỹ truyền, tiêm và uống kháng sinh 1 tuần thì kết quả bệnh viêm túi mật giảm từ 7 xuống 4, và cho ra viện uống kháng sinh 10 ngày, xin hỏi tôi muốn khám lại ở bệnh viện nào tốt tại Hà Nội để chữa dứt điểm bệnh viêm túi mật và viêm niêm mạc dạ dày, cho tôi 1 chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh tái phát và xin hỏi 2 bệnh này có chữa được không? Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,

    Hai bệnh viêm túi mật và viêm niêm mạc dạ dày sau một đợt điều trị đều có thể hồi phục hoàn toàn, bạn có thể an tâm đến các bệnh viện lớn uy tín tại Hà Nội như Bạch Mai, 108, 103… để chữa trị. Tuy nhiên, nếu không có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cả 2 bệnh này đều rất dễ bị tái phát lại, các đợt viêm cấp tính tái đi tái lại nhiều lần sẽ chuyển thành viêm mạn tính.

    Đối với bệnh viêm túi mật, trong đợt viêm cấp cần để cho túi mật nghỉ ngơi bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt các chất béo, chất đạm trong chế độ ăn, giúp túi mật hạn chế co bóp. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước đường, nước quả, nước rau, cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền. Nên ăn nhạt, nhiều chất xơ để chống táo bón, có thể cho ăn sữa đã tách bơ. Sau đợt viêm cấp, để phòng tái phát, cần phải lưu ý chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế các thức ăn giàu cholesterol (trứng, phủ tạng động vật, thịt đỏ…), ăn uống đảm bảo vệ sinh (ăn chín, uống sôi, tránh ăn rau sống, gỏi…), tăng cường rau xanh chất xơ, vận động thể chất, tẩy giun theo định kì 6 tháng/ lần.

    Đối với bệnh viêm niêm mạc dạ dày, để phòng tái phát các đợt viêm cấp cần lưu ý: Tránh ăn uống nhiều chất kích thích (rượu bia, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh hay quá cứng,... ); hạn chế chất béo; ăn uống điều độ, không bỏ bữa; cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn kiêng, ăn chay kéo dài; tránh ăn quá no hay quá đói; cần ăn chậm, nhai kĩ; không hút thuốc lá; tránh căng thẳng, thức khuya; tránh dùng các thuốc acid, thuốc giảm đau chống viêm corticoid…

    Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm TPCN Kim Đởm Khang để ngăn viêm túi mật và viêm niêm mạc dạ dày tái phát. Trong thành phần sản phẩm có các thảo dược có vai trò như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng viêm như Sài hồ, Hoàng bá, đồng thời còn có Uất kim (Củ nghệ) rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Nhờ đó, việc sử dụng kiên trì sản phẩm này kết hợp với chế độ ăn khoa học sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho bạn.
    Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0963022986 – 0962326300, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.


    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Đau và có dịch chảy ra ở ống Kehr sau mổ sỏi mật có sao không?

    Xin cho em hỏi, mẹ em mổ lấy sỏi mật, đã về nhà nhưng vẫn đeo ống K. Hiện tại, không thấy dịch chảy ra ống K, không đau, không sốt. Nhưng buổi sáng khi ngủ dậy thấy đau nhói ở bụng và có vài giọt dịch chảy ra ở chân ống K (trên ổ bụng). Xin hỏi như vậy có gì nguy hiểm không ạ? Và nếu mổ lấy sỏi rồi thì có còn bị sỏi nữa không ạ? Rất mong nhận được câu trả lời. Em xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Trường hợp của mẹ bạn bị đau nhói ở bụng và có vài giọt dịch chảy ra ở ống Kehr sau mổ sỏi mật có thể do buổi sáng vừa ngủ dậy, ngồi dậy đột ngột làm tăng áp lực ổ bụng, nên gây đau nhẹ, đồng thời dịch mật có rỉ ra lượng ít. Điều này là bình thường.
    Tuy thế, bạn vẫn cần theo dõi nếu mẹ có dấu hiệu sốt, đau bụng hay vàng da tái phát thì phải nhập viện ngay. Tại nhà, cần chú ý vệ sinh và chăm sóc da xung quanh chân ống dẫn lưu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vẫn tắm rửa vệ sinh sạch sẽ nhưng sau đó lau khô chân da và băng lại. Khoảng 7 - 8 ngày sau mổ, nếu người bệnh hết đau, hết sốt, ăn uống tốt, nước mật giảm, vàng trong, siêu âm hết sỏi, X-quang có thuốc cản quang qua Kehr kiểm tra thấy đường mật thông thì có thể rút Kehr.
    Sau mổ sỏi mật một vài năm (khoảng 2 – 5 năm), người bệnh có nguy cơ bị tái phát sỏi trở lại, tùy theo cơ địa và chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh mà sỏi có thể tái phát sớm hơn. Để phòng ngừa sỏi tái phát sau mổ bạn có thể cho mẹ sử dụng thêm TPCN Kim Đởm Khang; tuân thủ chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế dầu mỡ, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…; tăng cường rau xanh, chất xơ, vận động hàng ngày; tẩy giun theo định kì 6 tháng/ 1 lần.
    Trong đó, sản phẩm Kim Đởm Khang đã có nghiên cứu tại viện 103 cho thấy có hiệu quả tốt với những người sau phẫu thuật sỏi mật. Cụ thể, sản phẩm giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá sau phẫu thuật, ngăn sỏi tái phát và điều hoà chức năng gan mật.

    Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0963022986 – 0962326300, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Người bệnh sỏi mật ăn uống và điều trị như thế nào

    Tôi đi khám sức khỏe định kì, siêu âm thì tình cờ phát hiện bị sỏi mật kích thước 7mm. Xin hỏi với bệnh của tôi hiện nay thì cần có những lưu ý gì trong việc ăn uống và điều trị?
    Icon
    Chào chị,
    Đối với bệnh sỏi mật, trong chế độ ăn uống chị cần phải lưu ý những vấn đề sau:
    - Ăn giảm mỡ, hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa,....
    - Tránh cà phê, cacao, chocolate.
    - Tăng cường rau xanh và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa.
    - Ăn những thức ăn giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột).
    - Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
    - Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.
    Bên cạnh đó, chị phải hạn chế sử dụng các thuốc tránh thai, thuốc rối loạn mỡ máu, định kỳ tẩy giun 6 tháng/ 1 lần. Chị cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm Đông y chuyên biệt cho sỏi mật, nhằm ngăn ngừa sỏi phát triển và phòng ngừa những biến chứng mà sỏi có thể gây ra như viêm đường mật, túi mật, viêm tụy cấp, áp-xe gan mật…
    Chúc chị sức khỏe!
  • Icon

    áp-xe gan đường mật có nguy hiểm không và điều trị thế nào

    Chào bác sĩ, bố tôi bị sỏi mật khoảng 5 năm nay. Hai tháng gần đây, cụ có hiện tượng bị đau âm ỉ hạ sườn phải, ăn uống không ngon miệng và sụt cân. Cách đây 4 ngày cụ đột nhiên bị đau dữ dội và sốt cao, nhập viện thì được bác sĩ chẩn đoán là áp-xe gan đường mật. Tôi đang rất lo lắng cho sức khỏe của cụ. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào anh,

    Hiện tại bố anh đang gặp phải một trong những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật là áp-xe gan đường mật. Do sỏi gây tắc nghẽn đường mật, làm ứ trệ và tăng áp lực dịch mật, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đi ngược dòng và xâm nhập đường mật, gây nhiễm khuẩn, tạo mủ và hình thành ổ áp-xe.

    Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không nguy hại đến tính mạng. Nếu phát hiện quá muộn, ổ áp-xe bị vỡ ra, người bệnh có thể tử vong ngay lập tức. Đối với bệnh nhân áp-xe gan đường mật thì điều trị ngoại khoa là chủ yếu, thường được chỉ định mổ cấp cứu có trì hoãn. Mổ giải quyết nguyên nhân lấy sỏi, dẫn lưu đường mật. Trước và sau mổ dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Sau mổ phải có những biện pháp để phòng ngừa tái phát sỏi và các bệnh lý viêm nhiễm đường mật.

    Để phòng ngừa sỏi mật cũng như bệnh lý áp-xe gan đường mật, cần phải duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh - ăn chín uống sôi (không ăn rau sống, gỏi, uống nước lã…); tăng cường rau xanh, chất xơ, hạn chế cholesterol; làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/ lần.

    Chúc bố anh sớm khỏe!
  • Icon

    Sỏi mật trong khi mang thai cần có chế độ ăn uống như thế nào?

    Tôi năm nay 30 tuổi, đã có gia đình, 1 con trai 4 tuổi và đang mang thai bé thứ hai được 6 tháng. Trong lần đi khám sức khỏe tổng quát vừa rồi, bác sĩ nói tôi có dấu hiệu bị sỏi mật và cần phải hết sức lưu ý, sau khi sinh cần được điều trị sớm. Vậy xin hỏi hiện nay, tôi phải ăn uống và kiêng khem những gì để sỏi không phát triển quá nhanh và cũng không ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của em bé.
    Icon
    Chào bạn,

    Vấn đề mắc sỏi mật ở phụ nữ mang thai hiện nay tương đối phổ biến. Do sự thay đổi nội tiết tố, làm gia tăng hàm lượng cholesterol có trong dịch mật. Đồng thời, thai kỳ cũng góp phần làm giảm vận động túi mật, gây ứ trệ dịch mật, tạo điều kiện lắng đọng cholesterol và hình thành sỏi. Đa số chị em bị sỏi mật đều không hề hay biết vì không có triệu chứng rõ ràng, mà chỉ được phát hiện qua thăm khám định kỳ.
    Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai mắc sỏi mật
    Để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời có thể hạn chế sự phát triển và chung sống hòa bình với sỏi, bạn cần giữ một chế độ ăn uống khoa học: Ăn giảm mỡ, hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa,.... Tránh cà phê, cacao, chocolate. Tăng cường rau xanh và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa. Ăn những thức ăn giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được. Đối với sữa, nên chọn các loại sữa tách bơ, sữa có hàm lượng chất béo thấp.
    Khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi
    Bên cạnh chế độ ăn uống, phụ nữ mang thai cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi. Bất kỳ loại thuốc gì sử dụng trong quá trình mang thai cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
    Chúc bạn và em bé khỏe mạnh!
  • Icon

    Bị kim tiêm của người viêm gan B đâm vào có bị lây không?

    Chào bác sĩ, trong lúc tiêm thuốc cho người nhà, em lỡ bị cây kim đó đâm vào tay. Người nhà em bị mắc bệnh viêm gan B. Em đã chích ngừa viêm gan B 3 mũi rồi và đang trong thời gian chờ nhắc lại mũi thứ 4. Em rất lo lắng không biết mình có bị lây hay không?
    Icon
    Chào bạn,
    Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
    Bị đâm kim tiêm của BN viêm gan B có nguy cơ nhiễm bệnh?
    Virus viêm gan B lây truyền theo đường máu, nên khi bị kim tiêm dính virut đâm vào tay, thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn không nên quá lo lắng, vì virus viêm gan B phải nhiễm vào cơ thể với một lượng đủ lớn và cơ thể không đủ khả năng tiêu diệt thì bạn mới bị bệnh viêm gan B.
    Thêm vào đó, bạn đang được tiêm vaccin phòng viêm gan B nên mặc dù có nguy cơ bị lây nhiễm nhưng lại rất ít có nguy cơ mắc bệnh thực sự. Chỉ cần sau mũi tiêm đầu tiên, bạn đã sản sinh kháng thể chống lại virus viêm gan B. Các mũi tiêm về sau không có tác dụng tạo miễn dịch mới mà chỉ có tác dụng nhắc lại trí nhớ miễn dịch cho hệ thống phòng vệ của cơ thể và củng cố sức mạnh miễn dịch (tức là tạo ra đủ kháng thể) mà thôi.
    Làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chắc chắn
    Tuy nhiên, để chắc chắn, sau 2 tháng bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị nhiễm hay không. Bao gồm: HBsAg (bằng chứng virus đang tồn tại), HBeAg (bằng chứng virus đang phân chia), HBV DNA (xác định mức độ virus trong máu).
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Thuốc Tây điều trị sỏi mật nguy hiểm cho gan

    Tôi bị sỏi ở túi mật, kích thước 8 mm, hiện đang điều trị bằng thuốc acid chenodeoxycholic. Tôi nghe nói thuốc này rất độc với gan. Bác sỹ cho tôi hỏi điều này có đúng không?
    Icon
    Chào bạn,
    Acid Chenodeoxycholic hay còn gọi là Chenodiol, là một loại thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan và cung cấp thêm muối mật cho kho dự trữ chung của cơ thể, giúp hòa tan cholesterol và lipid. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp sỏi cholesterol, chưa có biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động.
    Chenodiol được biết đến là một thuốc rất độc với gan, chống chỉ định trong những trường hợp rối loạn chức năng gan hoặc bất thường đường dẫn mật. Trong quá trình sử dụng Chenodiol bạn phải thường xuyên theo dõi, nếu men gan vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường thì phải ngưng thuốc. Đồng thời, nếu sau 18 tháng điều trị vẫn không thấy dấu hiệu đáp ứng thì ngừng liệu pháp Chenodiol. Một số tác không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc là tiêu chảy nhẹ, đau vùng túi mật, tăng men gan.
    Vì vậy, tốt nhất bạn nên dùng acid chenodeoxycholic theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều để tránh gặp những hậu quả xấu.
    Chúc bạn sức khỏe!