Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Phương pháp điều trị sỏi mật không phải cắt bỏ túi mật

    Cách đây khoảng 2 tháng tôi đi siêu âm thì biết là mình có sỏi trong túi mật, 2 nơi kết quả khác nhau một nơi là 6mm, nơi thì 8mm. Bác sĩ ở đó khuyên tôi nên đi mổ nội soi cắt bỏ túi mật. Cho tôi hỏi có phương pháp nào không phải cắt bỏ túi mật hay không, có thể uống thuốc trong thời gian dài cũng được?
    Icon
    2 kết quả là 6mm và 8mm không có gì đáng lo ngại, vì viên sỏi không tròn xoe như viên bi, có thể hình ô van nên tùy theo vị trí đo sẽ cho kết quả khác nhau. Theo tôi, hiện tại sỏi của chị chưa cần chỉ định cắt túi mật và bỏ sỏi đi. Chị có thể dùng các thuốc tan sỏi tây y hoặc đông y, thời gian uống kéo dài khoảng 6 tháng đến 24 tháng. Khi sử dụng các thuốc điều trị tây y chị cần chú ý những thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ và vẫn có nguy cơ tái phát sỏi. Chị nên kết hợp điều trị tây y với 1 số thảo dược của Việt Nam như uất kim, chi tử, nhân trần, diệp hạ châu,… thì sẽ nhanh cho kết quả và ít tác dụng phụ hơn.
  • Icon

    Sỏi mật lớn bao nhiêu thì phải mổ?

    Chồng tôi bị đau bụng dữ dội, uống thuốc giảm đau không khỏi, khi đi khám thì được biết bị sỏi mật 1,3mm. Xin hỏi bác sỹ viên sỏi lớn như thế nào thì phải mổ ạ?
    Icon
    Chào chị!
    Thực tế đúng là sỏi mật càng lớn thì người bệnh sẽ càng lo lắng nhưng kích thước sỏi to hay nhỏ cũng không phải là yếu tố quyết định được lựa chọn điều trị mà còn phải căn cứ vào biến chứng do sỏi gây ra. Có những trường hợp sỏi lớn nhưng chưa đau, người bệnh chưa có triệu chứng gì thì cũng chưa cần mổ nhưng cũng có những trường hợp sỏi mật tuy không lớn lắm nhưng lại thường xuyên gây viêm, đau, ứ mật… thì cần phải điều trị sớm.
    Điều trị sớm sỏi mật khi có biến chứng

    Nếu trường hợp sỏi đường mật thì chắc chắn chồng chị phải can thiệp, với kích thước sỏi 13 mm thì phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng có thể lấy viên sỏi này tương đối dễ dàng. Trường hợp viên sỏi nằm ở túi mật thì cần xác định túi mật đã bị viêm hoặc vôi hóa hay chưa. Nếu chưa thì có thể dùng thuốc tan sỏi. Còn nếu sỏi đã gây viêm túi mật hoặc vôi hóa thì cách tốt nhất là phải cắt túi mật càng sớm càng tốt.
    Chế độ ăn uống cho người mắc sỏi mật
    Bên cạnh việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh mắc sỏi mật cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để tránh bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: hạn chế chất béo, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Thông tin cụ thể hơn về chế độ ăn cho người mắc sỏi mật chị đọc thêm trong bài viết sau nhé:
    https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-danh-cho-nguoi-benh-soi-mat-8.html
    Bên cạnh chế độ ăn uống, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có công dụng bào mòn sỏi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng sau ăn như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh sỏi mật.
    Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe.
  • Icon

    Sỏi túi mật kích thước tăng nhanh có nên mổ sớm không?

    Tôi bị sỏi túi mật phát hiện cách đây gần 1 năm. Lúc đầu kích thước 10mm, nhưng tháng vừa rồi đi siêu âm lại thì lên đến 16mm, sức khỏe của tôi vẫn bình thường. Vậy tôi xin hỏi tôi có nên đi mổ sớm hay không? Xin cảm ơn!
    Icon
    Sỏi của chị lớn rất nhanh nhưng hiện tại nó chưa gây triệu chứng gì thì chưa cần thiết phải cắt túi mật. Chị cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí (giảm mỡ, ăn nhiều rau xanh, tăng cường vận động…) kết hợp với việc sử dụng các thuốc chuyên biệt cho sỏi mật. Chị có thể dùng một số thuốc đông y để giúp tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa biến chứng của sỏi; dùng thuốc lâu dài viên sỏi sẽ nhỏ đi và mất dần.
     
  • Icon

    Có những phương pháp nào để điều trị sỏi bùn mật?

    Mẹ tôi bị sỏi mật, đi khám bác sỹ nói là sỏi bùn, thỉnh thoảng bị đau. Theo ý kiến của bác sỹ điều trị, mẹ tôi có thể chung sống hòa bình với sỏi, chỉ khi nào tình trạng đau tức xảy ra nhiều hơn thì mới mổ. Nhờ Bác sỹ vấn liệu có giải pháp tốt hơn không?
    Icon
    Bác sỹ điều trị khuyên mẹ của chị như thế là chính xác. Vì đối với bệnh sỏi mật khi chưa gây ra nhiều triệu chứng thì có thể chung sống hòa bình. Trong trường hợp xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc biến chứng mới dùng đến phương pháp phẫu thuật để loại sỏi. Hiện nay, phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (viết tắt là ERCP) được đánh giá là phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị sỏi mật, do ít xâm lấn và hiệu quả cao. Nhưng nguy cơ tái phát sau khi loại sỏi là rất lớn nên sau khi loại sỏi bà có thể sử dụng các thuốc đông y để dự phòng tái phát sỏi. 
  • Icon

    Sỏi mật ở trẻ em thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    Cháu nhà tôi 7 tuổi bị sỏi mật 7mm, 2mm. Chức năng gan của cháu kém nên da vàng và sức khỏe yếu. Sau một đợt điều trị tại viện thì hiện nay da của cháu cũng tốt hơn trước rồi. Cho tôi hỏi tại sao bị sỏi mật và chức năng gan kém lại bị vàng da? Trường hợp của cháu tôi như vậy có bị làm sao về sau này khi cháu lớn lên không?
    Icon
    Chào Anh
    Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mạn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
    Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường mật bị tắc nghẽn, dịch mật bị ứ tắc lại không được đào thải ra ngoài, dẫn đến bilirubin (thành phần trong dịch mật) trong máu tăng lên gây vàng da, vàng mắt. Những trường hợp như vậy cần phải được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

    Trường hợp của bé nhà chị, nếu trước mắt đã điều trị ổn định thì gia đình cũng có thể tạm yên tâm tuy nhiên cần phải theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của bé. Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau nhiều vùng hạ sườn phải, nôn, sốt, vàng da không đỡ tốt nhất cần đưa bé quay lại bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

    Đồng thời gia đình nên chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp cho bé: tránh những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, bánh kẹo quá ngọt, nước ngọt có gas; nên ăn thịt nạc (thịt gà, lợn, cá,...) và nhiều rau xanh, củ quả tươi, uống đủ nước.
    Chúc bé sớm khỏe!
  • Icon

    Dự phòng sỏi tái phát sau phẫu thuật

    Tôi bị sỏi mật, đã mổ cắt túi mật, hiện nay sỏi ở trong gan và trong đường ống dẫn mật, kích thước là 0,6cm và có triệu chứng đầy tức, bác sỹ nói là phẫu thuật, nhưng tôi thấy phẫu thuật thì vẫn bị sỏi, cho tôi hỏi làm thế nào để sỏi không tái phát trở lại?
    Icon
    Để phòng ngừa tái phát sỏi bác cần kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng + tẩy giun định kỳ và sử dụng thêm một số sản phẩm chuyên biệt về sỏi mật.
  • Icon

    Sỏi ống mật chủ tái phát sau phẫu thuật, điều trị thế nào?

    Tước đây tôi bị sỏi ở ống mật chủ, tôi đã đi phẫu thuật rồi nhưng giờ tôi lại bị sỏi ở ống mật, kích thước là 13mm, có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Cho tôi hỏi làm thế nào để sỏi không tái phát trở lại? Bác sĩ cho tôi hỏi biểu hiện của tôi hiện nay là do đâu và tôi nên sử dụng thuốc gì để cải thiện trường hợp của tôi?
    Icon
    Chào chị!
    Với trường hợp bị sỏi của chị có thể là do cơ địa nên việc làm sao để sỏi không xuất hiện trở lại là rất khó. Tuy nhiên chị nên kết hợp chế độ dinh dưỡng thật tốt + tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để giảm được nguy cơ sỏi tái phát nhanh và nhiều hơn.
    Biểu hiện của chị hiện nay là do dịch mật tiết xuống đường tiêu hóa bị thiếu vì vậy để điều trị tốt nhất chị nên sử dụng một số sản phẩm có tác dụng tăng cường chức năng, kháng khuẩn, kháng viêm… vừa phòng ngừa việc tái phát sỏi vừa cải thiện các biểu hiện của chị hay gặp hiện nay.
  • Icon

    Sỏi túi mật và u gan

    Cho tôi hỏi tôi bị sỏi bùn túi mật kích thước 0,6mm. Tôi bị tiểu đường 10 năm, rồi lại bị bệnh lao, tôi dùng thuốc chữa bệnh lao bị vàng da, vàng mắt, sau đó tôi đi khám thì bác sỹ nói có nguy cơ bị u ở gan và bị sỏi túi mật, hiện nay tôi đã dừng thuốc lao để chữa gan. Cho tôi hỏi sử dụng thuốc điều trị lao sẽ ảnh hưởng đến gan có phải không?
    Icon
    Hiện nay để điều trị lao có rất liều loại thuốc với tên biệt dược khác nhau. Vì bạn không nói cụ thể thuốc bạn đang điều trị lao là gì nên tối rất khỏ trả lời bạn. Tuy nhiên với các thuốc điều trị lao nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng gan.