Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Mối liên quan giữa sỏi mật cơ địa và u máu bẩm sinh ở thai nhi

    Chào bác sỹ, em đang mang thai lần 2 được 7 tuần, cháu đầu của em 3 tuổi bị u máu bẩm sinh ở trên má, em nghe nói bệnh này là do lúc mang thai mẹ ăn phải một số chất không có lợi. Bản thân em bị sỏi mật (6 viên, mỗi viên 8mm) vừa mổ cách đây hơn 1 năm, bác sỹ bảo em bị sỏi cơ địa, em lo lắng liệu có phải có phải do em bị sỏi nên con mới bị u máu và lần mang thai thứ 2 này, cháu có bị như bé trước không? Xin bác sỹ tư vấn dùm em về chế độ ăn uống khi mang thai vì hiện giờ em không dám ăn các loại trứng và không uống bất kể loại sữa nào vì sợ lắng sỏi. Cảm ơn bác sỹ!
    Icon
    Chào bạn!
    U máu (dị dạng mạch máu bẩm sinh) là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Hầu hết các dị dạng thường xuất hiện khi sinh hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Khối u thường phát triển nhanh từ tháng 6 đến tháng 10. Sau đó, 80% trường hợp bệnh phát triển chậm lại và một số dị dạng sẽ mất hẳn. Hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định mẹ ăn hay nhiễm độc trong quá trình mang thai gây nên u máu cho thai nhi và yếu tố di truyền hay không.
    Bạn bị sỏi mật và đã phẫu thuật loại sỏi rồi, bạn có thể ăn trứng luộc chín (chỉ cần hạn chế, không nên ăn quá nhiều) và uống sữa dành cho phụ nữ mang thai bình thường, có thể lựa chọn loại sữa hợp với khẩu vị của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, không được tự ti, lo lắng quá gây ảnh hưởng đến thai nhi.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Vôi hóa túi mật là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Gần đây, tôi hay thấy đau tức ở vùng hạ sườn phải, ăn uống khó tiêu nên đã đi khám và phát hiện bị vôi hóa túi mật. Cho tôi hỏi vôi hóa túi mật là gì? Và bệnh có gì nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,
    Túi mật hóa vôi hay calci hóa là tình trạng đóng vôi trong các lớp của thành túi mật, với rất nhiều hạt hay đốm canxi rất nhỏ đóng lan tỏa và đều khắp các lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, các tuyến và xoang của thành túi mật. Túi mật sẽ trở nên dày và cứng hơn, mất dần khả năng co bóp và tổng đẩy dịch mật. Đây là một hình thái khác của viêm túi mật mãn tính và có liên kết nhiều với ung thư túi mật.

    Bệnh vẫn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng có thể liên quan đến sự rối loạn chức năng gan và ứ trệ dịch mật, tạo điều kiện cho canxi lắng đọng. Bệnh nhân thường không có triệu chứng gì, chỉ thỉnh thoảng có cảm giác chán ăn hoặc đau vùng hạ sườn phải, phần lớn được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang, siêu âm hay CT. Cũng có một số bệnh nhân có triệu chứng như viêm túi mật hay cơn đau quặn mật. Do làm tăng nguy cơ ung thư túi mật, nên bệnh nhân thường được chỉ định cắt bỏ túi mật bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở.

    Như vậy, ở trường hợp của bạn nếu xác định chính xác là vôi hóa túi mật thì có thể sẽ cần phải phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Để hiểu rõ hơn về phẫu thuật cắt túi mật bạn đọc thêm tại đây nhé:
    https://soimat.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-thac-mac-thuong-gap-sau-phau-thuat-cat-tui-mat.html
    Thân mến!
  • Icon

    Dùng thuốc tránh thai thường xuyên dễ mắc sỏi mật?

    Tôi nghe nói sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ có nguy cơ bị sỏi mật như vậy có đúng không?
    Icon
    Đúng. Thuốc tránh thai có thể làm tăng sản xuất cholesterol ở gan nên làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật; đồng thời làm giảm vận động túi mật và cản trở dòng chảy của dịch mật, khiến dịch mật bị ứ trệ. Vì vậy, những người sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

  • Icon

    Sỏi bùn có thể phát triển thành sỏi viên không và cách nào để hạn chế tình trạng tái nhập viện?

    Tôi bị sỏi bùn ở đường mật cứ khoảng 6 tháng đến 1 năm lại phải nhập viện do nhiễm trùng đường mật. Cho tôi hỏi sỏi bùn có thể phát triển thành sỏi viên không và có cách nào để hạn chế tình trạng tái nhập viện?
    Icon
    Sỏi bùn ở đường mật khó điều trị triệt để, tồn tại kéo dài sẽ phát triển thành sỏi viên. Nếu có điều kiện chị nên tiến hành phẫu thuật lấy sỏi bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng. Để hạn chế tình trạng tái nhập viện do nhiễm trùng đường mật, trước hết chị phải có chế độ ăn uống hợp lí, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; ăn giảm mỡ, tăng cường rau xanh và chất xơ; tẩy giun theo định kì. Đồng thời chị nên sử dụng các sản phẩm đông y chuyên biệt dành cho sỏi mật để giúp hạn chế tình trạng chị đang gặp phải, ngăn cho sỏi không phát triển, và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Icon

    Phương pháp điều trị sỏi mật không phải cắt bỏ túi mật

    Cách đây khoảng 2 tháng tôi đi siêu âm thì biết là mình có sỏi trong túi mật, 2 nơi kết quả khác nhau một nơi là 6mm, nơi thì 8mm. Bác sĩ ở đó khuyên tôi nên đi mổ nội soi cắt bỏ túi mật. Cho tôi hỏi có phương pháp nào không phải cắt bỏ túi mật hay không, có thể uống thuốc trong thời gian dài cũng được?
    Icon
    2 kết quả là 6mm và 8mm không có gì đáng lo ngại, vì viên sỏi không tròn xoe như viên bi, có thể hình ô van nên tùy theo vị trí đo sẽ cho kết quả khác nhau. Theo tôi, hiện tại sỏi của chị chưa cần chỉ định cắt túi mật và bỏ sỏi đi. Chị có thể dùng các thuốc tan sỏi tây y hoặc đông y, thời gian uống kéo dài khoảng 6 tháng đến 24 tháng. Khi sử dụng các thuốc điều trị tây y chị cần chú ý những thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ và vẫn có nguy cơ tái phát sỏi. Chị nên kết hợp điều trị tây y với 1 số thảo dược của Việt Nam như uất kim, chi tử, nhân trần, diệp hạ châu,… thì sẽ nhanh cho kết quả và ít tác dụng phụ hơn.
  • Icon

    Sỏi mật lớn bao nhiêu thì phải mổ?

    Chồng tôi bị đau bụng dữ dội, uống thuốc giảm đau không khỏi, khi đi khám thì được biết bị sỏi mật 1,3mm. Xin hỏi bác sỹ viên sỏi lớn như thế nào thì phải mổ ạ?
    Icon
    Chào chị!
    Thực tế đúng là sỏi mật càng lớn thì người bệnh sẽ càng lo lắng nhưng kích thước sỏi to hay nhỏ cũng không phải là yếu tố quyết định được lựa chọn điều trị mà còn phải căn cứ vào biến chứng do sỏi gây ra. Có những trường hợp sỏi lớn nhưng chưa đau, người bệnh chưa có triệu chứng gì thì cũng chưa cần mổ nhưng cũng có những trường hợp sỏi mật tuy không lớn lắm nhưng lại thường xuyên gây viêm, đau, ứ mật… thì cần phải điều trị sớm.
    Điều trị sớm sỏi mật khi có biến chứng

    Nếu trường hợp sỏi đường mật thì chắc chắn chồng chị phải can thiệp, với kích thước sỏi 13 mm thì phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng có thể lấy viên sỏi này tương đối dễ dàng. Trường hợp viên sỏi nằm ở túi mật thì cần xác định túi mật đã bị viêm hoặc vôi hóa hay chưa. Nếu chưa thì có thể dùng thuốc tan sỏi. Còn nếu sỏi đã gây viêm túi mật hoặc vôi hóa thì cách tốt nhất là phải cắt túi mật càng sớm càng tốt.
    Chế độ ăn uống cho người mắc sỏi mật
    Bên cạnh việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh mắc sỏi mật cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để tránh bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: hạn chế chất béo, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Thông tin cụ thể hơn về chế độ ăn cho người mắc sỏi mật chị đọc thêm trong bài viết sau nhé:
    https://soimat.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-danh-cho-nguoi-benh-soi-mat-8.html
    Bên cạnh chế độ ăn uống, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có công dụng bào mòn sỏi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng sau ăn như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh sỏi mật.
    Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe.
  • Icon

    Sỏi túi mật kích thước tăng nhanh có nên mổ sớm không?

    Tôi bị sỏi túi mật phát hiện cách đây gần 1 năm. Lúc đầu kích thước 10mm, nhưng tháng vừa rồi đi siêu âm lại thì lên đến 16mm, sức khỏe của tôi vẫn bình thường. Vậy tôi xin hỏi tôi có nên đi mổ sớm hay không? Xin cảm ơn!
    Icon
    Sỏi của chị lớn rất nhanh nhưng hiện tại nó chưa gây triệu chứng gì thì chưa cần thiết phải cắt túi mật. Chị cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí (giảm mỡ, ăn nhiều rau xanh, tăng cường vận động…) kết hợp với việc sử dụng các thuốc chuyên biệt cho sỏi mật. Chị có thể dùng một số thuốc đông y để giúp tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa biến chứng của sỏi; dùng thuốc lâu dài viên sỏi sẽ nhỏ đi và mất dần.
     
  • Icon

    Có những phương pháp nào để điều trị sỏi bùn mật?

    Mẹ tôi bị sỏi mật, đi khám bác sỹ nói là sỏi bùn, thỉnh thoảng bị đau. Theo ý kiến của bác sỹ điều trị, mẹ tôi có thể chung sống hòa bình với sỏi, chỉ khi nào tình trạng đau tức xảy ra nhiều hơn thì mới mổ. Nhờ Bác sỹ vấn liệu có giải pháp tốt hơn không?
    Icon
    Bác sỹ điều trị khuyên mẹ của chị như thế là chính xác. Vì đối với bệnh sỏi mật khi chưa gây ra nhiều triệu chứng thì có thể chung sống hòa bình. Trong trường hợp xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc biến chứng mới dùng đến phương pháp phẫu thuật để loại sỏi. Hiện nay, phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (viết tắt là ERCP) được đánh giá là phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị sỏi mật, do ít xâm lấn và hiệu quả cao. Nhưng nguy cơ tái phát sau khi loại sỏi là rất lớn nên sau khi loại sỏi bà có thể sử dụng các thuốc đông y để dự phòng tái phát sỏi.