Bệnh sỏi gan nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, chẳng hạn như đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da, nặng hơn là gây viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết… Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do sỏi gan gây ra.
Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh
Sỏi gan (hay sỏi đường mật trong gan) là những viên sỏi nằm ở đường dẫn mật trong gan hoặc ống gan, có thành phần chính là bilirubin (sỏi sắc tố). Nguyên nhân hình thành chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường mật gây nhiễm trùng.
Khác với các dạng sỏi mật khác (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ) ít gây ra các triệu chứng rõ ràng, sỏi ở gan dù nhỏ cũng có thể gây đau, sốt, vàng da (tam chứng Charcot), đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Vì thế, rất nhiều người khi phát hiện bệnh đều lo lắng, không biết liệu “Bị sỏi gan nguy hiểm không?” hay “Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không?”.
Do đường mật trong gan có kích thước rất bé nên khi có sỏi người bệnh sẽ dễ gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Viêm mủ đường mật: Đây là biến chứng thường gặp nhất khi bị sỏi mật trong gan. Viêm mủ đường mật nếu bị tái phát nhiều lần sẽ gây xơ gan, chít hẹp đường mật. Một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, suy gan gây tử vong.
- Tổn thương gan: Sự xuất hiện của các viên sỏi tại đường dẫn mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật. Điều này khiến các độc tố không được thải ra ngoài qua các ống dẫn mật và quay lại gây tổn thương gan.
- Ung thư đường mật: Thống kê cho thấy có 2,4 - 10% người mắc sỏi trong gan bị ung thư đường mật. Nguyên nhân có thể do việc ứ trệ dịch mật lâu ngày sẽ kích thích các tế bào niêm mạc đường mật phát triển bất thường gây ung thư đường mật.
- Nhiễm trùng huyết: So với các biến chứng của bệnh sỏi gan khác, biến chứng này nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong nhanh chóng.
Ngoài ra, sỏi đường mật trong gan cũng có thể gây rối loạn quá trình đông máu, khiến người bệnh bị giảm tiểu cầu và dễ bị xuất huyết (chảy máu).
Người bệnh sỏi gan mật có nguy cơ phải nhập viện cao do biến chứng
Sỏi gan được điều trị càng sớm càng ít có nguy cơ gây biến chứng. Tùy theo kích thước sỏi, triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo Tây Y, Đông Y kết hợp chế độ ăn khoa học.
Tây Y không có thuốc giúp tan sỏi gan. Thay vào đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật. Có 3 phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho sỏi ở gan bao gồm:
- Tán sỏi trong gan: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo đường hầm qua da xuyên gan, đường hầm được nong rộng đủ để đưa ống nội soi vào tán sỏi. Những vụn sỏi nhỏ sẽ được bơm rửa để tống xuất xuống tá tràng, còn những mảnh lớn sẽ được lấy bằng rọ đưa ra ngoài. Đây cũng là phương pháp giúp lấy sỏi trong gan mật không cần phải phẫu thuật duy nhất trong Tây y.
- Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi: Mổ hở được áp dụng khi có quá nhiều sỏi trong gan. Khi thực hiện, bác sĩ phải phối hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent vị trí ống dẫn mật bị tắc hẹp.
- Phẫu thuật cắt một phần gan: Phương pháp này được áp dụng cho những người có sỏi nằm sâu trong nhu mô gan, gây teo, tắc nghẽn và viêm mạn tính.
Nhược điểm chung của các can thiệp phẫu thuật này quy trình thực hiện phức tạp, không phải ai cũng có thể áp dụng. Khi thực hiện, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng chảy máu, nhiễm trùng xơ hóa, chít hẹp đường dẫn mật trong gan hoặc không lấy được hết sỏi ra ngoài. Đặc biệt, sau can thiệp tỷ lệ tái phát sỏi rất cao. Đây là vấn đề khiến nhiều thầy thuốc Tây Y trăn trở nhất hiện nay.
Phẫu thuật không phải là giải pháp ưu việt nhất cho người bệnh sỏi gan
Để khắc phục các nhược điểm của Tây Y, nhiều thầy thuốc đã tìm đến cách điều trị sỏi gan bằng thảo dược Đông Y. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược như Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Kim tiền thảo có thể tăng cường chức năng gan, hạn chế ứ trệ dịch mật, kháng khuẩn kháng viêm, nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng, tăng cơ hội bào mòn sỏi (tẩy sỏi gan) và hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát sỏi sau mổ.
Một trong những sản phẩm chứa 8 thảo dược này được nhiều chuyên gia, người bệnh tin dùng là TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm hỗ trợ bào mòn sỏi mật, sỏi gan duy nhất đã được nghiên cứu tại bệnh viện 103.
Hơn 10 năm ra đời, Kim Đởm Khang đã trở thành bạn đồng hành giúp nhiều người bệnh thoát khỏi nỗi lo phẫu thuật. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như vậy trong video dưới đây:
Ông Hải (Nam Định) chia sẻ kinh nghiệm tan sỏi gan 23mm bằng sản phẩm Kim Đởm Khang
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh sỏi mật, sỏi gan về hiệu quả Kim Đởm Khang
Bên cạnh các giải pháp kể trên, người bệnh sỏi gan cần duy trì chế độ ăn khoa học. Mặc dù không giúp bào mòn sỏi nhưng một chế độ ăn tốt sẽ giúp hạn chế nguy cơ sỏi gây biến chứng.
Bạn nên ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh từ giun; hạn chế ăn dầu mỡ, cholesterol, thay vào đó là rau xanh và các loại trái cây.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Những môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, chạy bộ sẽ giúp tăng vận động đường mật, tránh dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện cho sỏi gan phát triển.
Xem thêm: Người bệnh sỏi gan kiêng ăn gì và nên ăn gì để ngăn sỏi tăng kích thước?
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có lời giải cho câu hỏi “Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?” và hiểu được rằng mỗi tình trạng sỏi khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể tránh được những biến chứng của sỏi gan, hạn chế nguy cơ phải mổ gan lấy sỏi bằng cách áp dụng sớm các lời khuyên trong bài viết trên.
Tài liệu tham khảo: virginiamason.org, muschealth.org, uofmhealth.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.