Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của túi mật trong cơ thể

Túi mật được xem là cơ quan “nhỏ mà có võ” trong cơ thể. Tuy kích thước túi mật không lớn nhưng nó lại đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng như cô đặc, dự trữ dịch mật và điều tiết quá trình tống xuất dịch mật để tiêu hóa chất béo.

 Túi mật có cấu tạo đơn giản nhưng đảm nhiệm nhiều chức năng tiêu hóa quan trọng

Túi mật có cấu tạo đơn giản nhưng đảm nhiệm nhiều chức năng tiêu hóa quan trọng

Cấu tạo và vị trí của túi mật

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở vị trí mặt dưới của thùy gan phải, khu vực hạ sườn phải, dài khoảng từ 6 - 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy.

Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần là đáy, thân và cổ. Ống dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ dài 3 - 4cm, đoạn đầu rộng 4 - 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.

Chức năng túi mật là gì?

Chức năng của túi mật là lưu trữ và cô đặc dịch mật được sản xuất từ gan. Đồng thời, khi cơ thể tiêu hóa chất béo, túi mật sẽ đảm nhiệm vai trò tống đẩy và điều tiết lượng dịch mật vào ống mật chủ qua tá tràng để xuống ruột non.

Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất dịch mật liên tục. Dịch mật là một chất sền sệt màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng và góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn.

Muối mật là thành phần chính của dịch mật, gồm natri glycocholate và natri taurocholate. Vai trò của muối mật là phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men lipase (phân huỷ lipid). Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột và vận chuyển các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K).

Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80-90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml - 1 lít. Tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30-60ml (95% là nước). Ngoài muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol, sắc tố mật, chất điện giải...

Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

 Chức năng của túi mật chủ yếu liên quan đến dịch mật sản xuất từ gan

Chức năng của túi mật chủ yếu liên quan đến dịch mật sản xuất từ gan

Một số bệnh túi mật thường gặp

Tất cả các rối loạn liên quan đến chức năng túi mật đều được gọi là bệnh túi mật. Nhưng thường gặp nhật là sỏi túi mật, viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật và polyp túi mật:

  •  Sỏi mật (sạn túi mật): Xuất hiện do sự kết tụ của các thành phần trong dịch mật.

  • Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật: Thường là biến chứng của sỏi mật hoặc do vi khuẩn, ký sinh trùng (giun chui ống mật) gây ra.

  • Polyp túi mật: là những u thịt thừa phát triển trong túi mật. Polyp có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm (đa polyp túi mật).

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị hoại tử túi mật, ung thư túi mật, túi mật xẹp, túi mật hai ngăn, vôi hóa thành túi mật, teo túi mật, túi mật co nhỏ, vỡ túi mật...

Triệu chứng bệnh túi mật có thể mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày. Những người mắc bệnh túi mật có thể gặp các dấu hiệu như đau hạ sườn phải, khó tiêu, đầy trướng, chán ăn, buồn nôn, sốt, vàng da… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh này có thể khiến người bệnh phải cắt bỏ túi mật.

Cắt túi mật có nguy hiểm không?

Cắt bỏ túi mật không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc mất túi mật có thể khiến người bệnh gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa, hội chứng sau cắt túi mật hoặc nguy cơ xuất hiện sỏi ở các vị trí khác trong đường mật.

Khi túi mật bị cắt bỏ (thường do sỏi mật gây biến chứng), mật từ gan vẫn sinh ra nhưng không có chỗ dự trữ trong túi mật như trước nữa mà phải chuyển dần vào ruột non.

Khi đó, nếu ăn thức ăn có quá nhiều chất béo, dịch mật được chuyển xuống từ gan sẽ không đủ để tiêu hóa lượng chất béo này. Hậu quả là gây tình trạng đau hạ sườn phải do căng giãn ống mật chủ, đầy trướng, chậm tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính… Chưa kể đến, khoảng 50% người bệnh cắt túi mật do sỏi mật sẽ cần nhập viện lần 2 để điều trị tái phát sỏi tại những vị trí khác trong đường ống dẫn mật.

Do đó, để giảm nguy cơ mổ túi mật, điều cần thiết phải làm là duy trì hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa bằng cách hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (lòng trắng trứng, phủ nội tạng động vật), giảm thức ăn dầu mỡ, chiên xào; thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước.

Nhiều bằng chứng khoa học đã làm sáng tỏ vai trò của các thảo dược truyền thống trong hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau, đầy trướng, chậm tiêu và hạn chế nguy cơ cắt túi mật. Trong đó, phải kể đến 8 vị dược liệu Chi tử, Uất kim, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo.

Sự phối hợp của 8 thảo dược tạo ra tác động kép: lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm, từ đó giúp điều chỉnh được rối loạn của hệ thống gan mật nên vừa giúp giảm triệu chứng, vừa giúp bài sỏi, tránh phẫu thuật.

Năm 2012, TPCN Kim Đởm Khang đã ra đời với thành phần có đủ bài thuốc từ 8 thảo dược trên. Đây là sản phẩm hỗ trợ duy nhất cho người bệnh sỏi mật trước và sau cắt túi mật có nghiên cứu khoa học tại viện 103. Kết quả nghiên cứu được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc trong cùng năm sản phẩm ra đời như một lời khẳng định của giới chuyên môn về hiệu quả của sản phẩm.

Chia sẻ thực tế của người bệnh về hiệu quả của Kim Đởm Khang làm giảm đau, ngăn ngừa tái phát sỏi sau cắt túi mật

Xem thêm: Nghiên cứu tác dụng của Kim Đởm Khang

Túi mật dù nhỏ nhưng lại nắm giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Nắm rõ túi mật để làm gì và những rủi ro có thể gặp phải khi mất túi mật sẽ giúp bạn bảo vệ cơ quan này tốt hơn. Nếu đang có vấn đề với túi mật, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo: webmd.com, healthline.com, medicalnewstoday.com