Việc cắt bỏ túi mật là điều bắt buộc trong một số trường hợp có liên quan đến sỏi mật, nhằm loại bỏ sỏi trong túi mật và tránh được các mối nguy hiểm do sỏi gây ra. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm sau phẩu thuật cắt bỏ túi mật mà bệnh nhân và người nhà cần lưu ý:
- Hội chứng sau cắt túi mật (Postcholecystectomy syndrome PCS): Đây là tình trạng kéo dài hoặc tái phát của những triệu chứng như đau bụng hoặc vàng da sau khi đã cắt túi mật. Gần 50% các trường hợp là do nguyên nhân tại đường mật như: sót sỏi, tổn thương đường mật, mất nhu động và giãn ống mật chủ. Để chẩn đoán cần dựa vào nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
- Viêm dạ dày do dịch mật trào ngược: Nguyên nhân là do phản ứng của cơ thể, không còn vị nơi dự trữ, dịch mật tăng tiết được đưa thẳng xuống tá tràng, trào ngược lên dạ dày gây viêm dạ dày. Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng khác như viêm tụy do dịch mật tràn vào ống tụy, rối loạn vận động đường mật và co thắt cơ Oddi. Vì vậy, sau khi cắt bỏ túi mật cần theo dõi các biến chứng có thể xảy ra để xử lý kịp thời.
Sau khi cắt bỏ túi mật, bạn có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa, bao gồm:
Trong tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt túi mật, bộ máy tiêu hóa của bạn có thể gặp khó khăn, gây đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu do thiếu dịch mật, đặc biệt là sau những bữa ăn nhiều chất béo. Ăn một chế độ ăn ít béo có thể hạn chế được tình trạng này.
Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất sau cắt bỏ túi mật (Ảnh minh họa)
Xem thêm:
• TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, viêm đường mật, tái phát sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi...
• Giảm đầy trướng, khó tiêu bằng Chỉ xác
Không còn túi mật để điều chỉnh dòng chảy của mật, mật sẽ chảy liên tục hơn vào ruột non của bạn, có thể dẫn đến tiêu chảy trong vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời và không cần thiết phải điều trị. Nhưng nếu bị tiêu chảy hơn ba ngày, bạn hãy đến gặp bác sĩ của mình để được kiểm tra.
Bạn có thể đi ngoài nhiều lần hơn mỗi ngày sau khi cắt bỏ túi mật. Phân có thể lỏng và chảy như nước kèm theo cảm giác cấp bách. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, có tới 17% số bệnh nhân sau khi cắt bỏ túi mật gặp phải vấn đề này. Nam giới dưới 50 tuổi, đặc biệt nếu kèm theo béo phì, sẽ có nguy cơ cao nhất mắc tiêu chảy lâu dài sau khi phẫu thuật cắt túi mật. Thực tế cũng cho thấy, một số lượng đáng kể những người dù không có các yếu tố nguy cơ cũng vẫn bị tiêu chảy nhiều tháng đến nhiều năm sau khi phẫu thuật. Ăn một chế độ ăn ít béo là một phương pháp điều trị bắt buộc, có thể giúp giảm được tình trạng này.
Táo bón tạm thời sau khi cắt bỏ túi mật (Ảnh minh họa)
Một số người bị táo bón do các thuốc giảm đau mà họ phải uống sau phẫu thuật cắt túi mật. Ăn một chế độ ăn uống giàu chất xơ, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa và giảm táo bón. Bác sĩ phẫu thuật có thể kê thêm thuốc làm mềm phân để giúp hạn chế hiện tượng này.
Nếu bạn có sỏi trong ống mật, sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật, sỏi mật vẫn còn trong ống mật chủ của bạn. Điều này có thể ngăn chặn dòng chảy của mật vào ruột non và hậu quả là gây ra các triệu chứng: đau đớn, sốt, buồn nôn, nôn, đầy hơi và vàng da ngay sau khi phẫu thuật. Vì vậy người bệnh có thể cần điều trị bổ sung để loại bỏ sỏi còn lại trong ống mật chủ.
Mặc dù là rất hiếm, nhưng các công cụ được sử dụng trong khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể gây tổn hại đến đường ruột. Bác sĩ sẽ có biện pháp để giảm thiểu nguy cơ biến chứng này trong khi phẫu thuật. Nếu nó xảy ra, bạn có thể gặp đau bụng, buồn nôn, ói mửa và sốt. Dù gặp bất kì triệu chứng nào như thế, bạn cũng cần phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Hiện nay chủ yếu tiến hành cắt bỏ túi mật qua nội soi. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật có chuẩn bị thông thường là một phẫu thuật khá nhẹ nhàng đối với người bệnh, thường bệnh nhân ổn định sau 7-10 ngày; chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu đường mật trong và ngoài gan cũng như chức năng gan không bị tổn thương như viêm nhiễm, sỏi… thì không phải kiêng cữ gì.
Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt túi mật có thể có những xáo trộn bất thường về số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa, bởi chức năng của túi mật là nơi chứa mật và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Do vậy người đã cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán; vừa ăn vừa thăm dò, nếu không thấy xuất hiện những khó chịu nào đáng kể thì có thể trở lại ăn uống bình thường. Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng có thể trở lại bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật đã ổn định.
Mặt khác, người cắt bỏ túi mật không có nghĩa là sẽ không bị sỏi đường mật hoặc viêm nhiễm đường mật. Để dự phòng viêm nhiễm hoặc sỏi tái phát cần thực hiện ăn chín, uống sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần (để dự phòng loại sỏi do giun) và ăn đủ chất xơ, ăn nhiều đậu đỗ, lạc, vừng, hạn chế chất béo, uống cà phê và thực phẩm có nhiều đường, bỏ thuốc lá (để dự phòng loại sỏi Cholesterol).
Sau khi cắt túi mật một thời gian, cơ thể sẽ thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, không còn tình trạng “hội chứng sau cắt túi mật” nữa. Nếu vẫn còn tình trạng chán ăn, chậm tiêu, ngứa… thì người bệnh cần đến gặp để được sự tư vấn của bác sĩ.
Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn chi tiết cho người bị sỏi túi mật
Hồng Cúc
Nguồn: http://www.everydayhealth.com