5 điều về sỏi bùn mật: Ai cũng cần biết để trị bệnh hiệu quả

Sỏi bùn mật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật... khiến người bệnh phải nhập viện nhiều lần. Nắm được những thông tin quan trọng nhất về bệnh trong bài viết này sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả, hạn chế rủi ro cho sức khỏe.

Sỏi bùn mật rất dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn nếu không được điều trị hiệu quả

Sỏi bùn mật rất dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn nếu không được điều trị hiệu quả

Sỏi bùn mật là gì?

Sỏi bùn mật là hỗn hợp dạng bùn được hình thành do sự mất cân bằng và lắng đọng các thành phần trong dịch mật như cholesterol và muối bilirubinate calci. Dựa vào vị trí hình thành, sỏi bùn mật được chia thành 2 loại là sỏi bùn túi mậtsỏi bùn đường mật.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng quá trình lắng đọng tạo sỏi bùn trong mật gồm:

- Chế độ ăn giàu chất béo, ăn chay kéo dài, thường xuyên bỏ bữa - Giảm cân nhanh chóng - Phụ nữ mang thai hoặc sinh đẻ nhiều lần - Sử dụng một số thuốc (thuốc hạ mỡ máu, thuốc tránh thai, một số thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn,…) - Người đã phẫu thuật ghép tủy hay ghép tạng, người nuôi ăn lâu ngày bằng đường tĩnh mạch…

Triệu chứng sỏi bùn mật

Nhiều người bệnh mắc sỏi bùn mật không có dấu hiệu nhưng cũng có những trường hợp có những triệu chứng giống như sỏi mật dạng viên bao gồm:

- Đau vùng mạn sườn phải: Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thượng vị, sau đó khu trú ở 1/4 vùng bụng trên bên phải, có thể là đau quặn thành từng cơn hay đau liên tục, đôi khi đau lan lên vai phải hoặc sau lưng.

- Buồn nôn, nôn ói, đầy trướng bụng.

- Sốt (sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài) nếu có kèm theo viêm túi mật, đường mật.

Để loại bỏ sỏi bùn trong mật, giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng, bạn có thể tham khảo sử dụng TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm duy nhất từ thảo dược có nghiên cứu lâm sàng tại viện 103 chứng thực tác dụng. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963 022 986 - 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết.

Cách phát hiện sỏi mật dạng bùn

Ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng như vàng da, vàng mắt…, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác sỏi bùn trong mật.

- Siêu âm: Phương pháp này cho phép quan sát toàn bộ phần bụng và là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để chẩn đoán mật có sỏi bùn. Hơn nữa, siêu âm cũng cho thấy những dấu hiệu bất thường nếu có biến chứng viêm túi mật cấp tính như thành túi mật dày, sưng, phù nề. - Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP): Đây vừa là phương pháp chẩn đoán, vừa là phương pháp chữa bệnh sỏi bùn mật. - Siêu âm nội soi: Kết hợp cả phương pháp siêu âm và nội soi. - Chụp CT: Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán sỏi mật dạng bùn cả ở đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ và túi mật. - Xét nghiệm máu: Đo lượng bilirubin, xét nghiệm men gan, bạch cầu...

Sỏi bùn mật có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Biến chứng nguy hiểm nhất và cũng phổ biến nhất của bệnh sỏi bùn mật là viêm túi mật cấp tính với các triệu chứng điển hình như đau hạ sườn phải, sốt cao… Viêm túi mật cấp tính tái phát nhiều lần sẽ trở thành viêm túi mật mạn tính, thành túi mật dày lên, mất chức năng của túi mật và người bệnh có thể phải nhập viện nhiều lần để điều trị.

Ngoài ra, số ít trường hợp mật có sỏi bùn lâu ngày gây ung thư túi mật, hoại tử túi mật hoặc vỡ túi mật, nhiễm khuẩn huyết...

Một số trường hợp khác, sỏi mật dạng bùn có thể kết tụ tạo thành sỏi mật dạng viên, di chuyển vào ống mật chủ làm tắc nghẽn dịch mật. Đây có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, viêm tụy cấp tính, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời.

Sỏi bùn mật có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật

Sỏi bùn mật có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật

Phương pháp chữa sỏi bùn mật hiệu quả

Có nhiều phương pháp chữa bệnh sỏi bùn mật. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và biến chứng do sỏi gây ra.

Trường hợp sỏi bùn mật chưa gây triệu chứng, biến chứng

Nếu sỏi bùn trong mật không quá lớn, chưa gây triệu chứng hay biến chứng gì thì người bệnh chỉ cần định kỳ siêu âm theo dõi, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc dùng các thuốc lợi mật, tan sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Về chế độ ăn uống, bạn nên cố gắng duy trì thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, không ăn quá no trong bữa tối. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ và thực phẩm giàu cholesterol (thịt đỏ, thịt mỡ, da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng…); uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Đồng thời, nếu bạn đang có các yếu tố nguy cơ như sử dụng các thuốc ngừa thai kéo dài, thuốc hạ mỡ máu dài ngày… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi hoặc loại bỏ, tránh để sỏi mật dạng bùn tăng nhanh kích thước, gây biến chứng nguy hiểm.

Về sinh hoạt, bạn nên ngủ đúng giờ, đủ 6-8 tiếng/ ngày, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao tối thiểu 30 phút/ ngày và giữ cân nặng hợp lý, tránh giảm cân cấp tốc… Điều này không chỉ giúp tăng vận động đường mật, hỗ trợ quá trình bài sỏi diễn ra thuận lợi hơn mà còn giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Hoàng bá. Các chuyên gia gan mật như TS.BS Dương Xuân Nhương (Viện 103), TS. BS Vũ Thị Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội)... đều đánh giá cao hiệu quả chữa sỏi bùn mật từ sự kết hợp 8 thảo dược truyền thống này.

Không chỉ tăng vận động đường mật, hạn chế ứ trệ dịch mật và tăng khả năng tống xuất sỏi bùn mật, bài thuốc 8 thảo dược trên còn giúp tăng chất lượng dịch mật, kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát sỏi sau mổ.

Giải pháp loại bỏ sỏi bùn mật từ 8 thảo dược quý

Giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi bùn mật từ 8 thảo dược quý

Hiện nay, bài thuốc từ 8 thảo dược quý trên đã được Viện thực phẩm chức năng Việt Nam nghiên cứu và bào chế thành dạng viên nang trong TPCN Kim Đởm Khang.

Được Bộ y tế cấp phép lưu hành từ năm 2012, Kim Đởm Khang vẫn đang là sản phẩm từ thảo dược duy nhất có nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng, trở thành cứu cánh cho hàng nghìn người gặp tình trạng mật có sỏi bùn. Điển hình như trường hợp của bạn Đỗ Đức Duy (Hà Nội) với sỏi mật dạng bùn đến 6cm trong video sau đây:

10 năm bị sỏi bùn mật 6cm gây đau viêm đã không còn nhờ kiên trì sử dụng Kim Đởm Khang

Xem thêm: Đánh giá của người bệnh về hiệu quả bài sỏi của Kim Đởm Khang

Trường hợp sỏi bùn mật đã có triệu chứng, biến chứng

Những người mắc sỏi bùn mật hay bị đau hạ sườn phải, sốt hoặc viêm túi mật tái phát nhiều lần thì cách điều trị được lựa chọn là phẫu thuật.

Với sỏi túi mật dạng bùn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh. Còn điều trị sỏi bùn ống mật chủ hoặc sỏi bùn ở đường mật trong gan hiện nay thường áp dụng phương pháp nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP).

Dù các phương pháp phẫu thuật đều có độ an toàn và hiệu quả cao nhưng điều quan trọng người bệnh cần nhớ là: Phẫu thuật không loại bỏ được hoàn toàn bệnh sỏi bùn mật, sỏi vẫn có thể tái phát trở lại ở đường dẫn mật. Mặc khác, sau phẫu thuật, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng như rối loạn tiêu hóa, đầy trướng, chậm tiêu do không còn túi mật để dự trữ và điều tiết dịch mật.

Để tránh biến chứng và ngăn sỏi tái phát, bạn vẫn nên chú ý đến chế độ ăn (tăng dần lượng rau xanh, giảm chất béo), tập luyện cũng như tham khảo sử dụng Kim Đởm Khang.

Sỏi bùn mật rất dễ tái phát và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật… Vì thế, hiểu rõ ràng về bệnh sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com, webmd.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi, các bệnh mắc kèm, yếu tố cơ địa và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.