Vàng da là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí

Vàng da thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gan mật. Biết được chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có cách điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống. Bài viết sau đây giải quyết chi tiết các vấn đề như da vàng là bệnh gì hay vàng da có nguy hiểm không, cách điều trị vàng da như thế nào hiệu quả…

Vàng da thường là triệu chứng cảnh báo bệnh lý gan mật nguy hiểm

Vàng da thường là triệu chứng cảnh báo bệnh lý gan mật nguy hiểm

Vàng da là bệnh gì?

Thực tế, vàng da không phải là bệnh mà là một triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Đây là tình trạng nhuốm màu vàng ở da, ở niêm mạc, kết mạc mắt và dịch cơ thể.

Tình trạng vàng da xuất hiện khi nồng độ bilirubin trong máu tăng quá giới hạn bình thường (0,3 đến 0,6 mg/ dL). Nồng độ bilirubin càng cao, da càng có xu hướng đậm màu hơn và chuyển dần sang màu nâu. 

Phân loại vàng da

Có nhiều cách phân loại vàng da, có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh hoặc vị trí biểu hiện triệu chứng. Dưới đây là tổng hợp những cách phân loại vàng da phổ biến nhất hiện nay.

- Cách 1: Dựa vào đặc điểm bệnh, chia thành 2 loại.

  • Vàng da sinh lý: Tự hết mà không cần điều trị.
  • Vàng da bệnh lý: Không tự hết, cần phải điều trị vào nguyên nhân gây bệnh.

- Cách 2: Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chia thành 3 loại.

  • Vàng da trước gan: Do bệnh lý liên quan đến hồng cầu như hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc tụ máu.
  • Vàng da tại gan: Do bệnh lý tại gan như viêm gan, xơ gan
  • Vàng da sau gan: Do bệnh lý tại đường mật như sỏi mật, chít hẹp đường mật…

Riêng với trường hợp vàng da ở trẻ nhỏ có thể chia thành 2 loại là vàng da tăng bilirubin trực tiếp và vàng da tăng bilirubin gián tiếp.

- Cách 3: Dựa vào mức độ vàng da, chia thành 5 loại:

  • Vàng da độ 1 (vàng da vùng 1): Chỉ bị vàng da mặt và cổ, nồng độ bilirubin = 5 – 7 mg%.
  • Vàng da độ 2 (vàng da vùng 2): Vàng da thêm từ cổ đến rốn, nồng độ bilirubin = 8 – 10 mg%.
  • Vàng da độ 3 (vàng da vùng 3): Vàng da thêm từ rốn đến đùi, nồng độ bilirubin = 11 – 13 mg%.
  • Vàng da độ 4 (vàng da vùng 4): Vàng da thêm chân, tay, dưới đầu gối; nồng độ bilirubin = 13 – 15 mg%.
  • Vàng da độ 5 (vàng da vùng 5): Xuất hiện thêm vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, nồng độ bilirubin > 15 mg%.

- Cách 4: Dựa vào vị trí vàng da, chia thành nhiều loại như vàng da lòng bàn tay, vàng da lòng bàn chân, vàng da xung quanh mắt, vàng da xung quanh miệng, vàng da đầu ngón tay…

Tình trạng vàng da có thể xuất hiện tại nhiều khu vực trên cơ thể

Tình trạng vàng da có thể xuất hiện tại nhiều khu vực trên cơ thể

Nguyên nhân gây vàng da bệnh lý

Vàng da thường là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan mật, bệnh về máu... Nguyên nhân thường từ việc cơ thể sản xuất quá nhiều bilirubin hoặc giảm đào thải bilirubin ở gan, khiến bilirubin lắng đọng tại các mô. 

Việc xác định rõ nguyên nhân vàng da sẽ giúp người bệnh có thể tác động từ gốc, từ đó giảm triệu chứng này hiệu quả và triệt để hơn.

Sau đây là tổng hợp những nguyên nhân thường gặp nhất trên lâm sàng dẫn đến tình trạng vàng da.

Các bệnh lý về gan

  • Viêm gan cấp tính: Khiến khả năng liên hợp và tiết bilirubin vào dịch mật của gan bị suy giảm, kéo theo nồng độ bilirubin trong máu tăng cao và gây vàng da. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng viêm gan cấp tính gồm viêm gan siêu vi, viêm gan do rượu và nhiễm độc gan do thuốc…
  • Viêm gan mạn tính: Dẫn đến sẹo và xơ gan, cuối cùng gây ra vàng da. Những nguyên nhân gây viêm gan mạn thường gặp bao gồm viêm gan B, viêm gan C, xơ gan do rượu và viêm gan tự miễn

Các bệnh lý đường mật

Viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi mật… có thể gây tắc nghẽn đường mật, giảm dòng chảy của mật, làm thấm bilirubin vào máu và dẫn đến vàng da. 

Ngoài ra ung thư tuyến tụy, ung thư gan và ung thư đường mật, u nang ống mật chủ cũng có thể dẫn đến tình trạng vàng da nhưng ít gặp hơn. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề vàng da hoặc nặng hơn là có một số triệu chứng mặc kèm như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn… thì rất có thể bạn đã mắc bệnh gan mật. Chuyên gia gan mật 10 năm kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn về cách cải thiện hiệu quả những triệu chứng này. Hãy nhanh chóng liên hệ đến tổng đài 0963022986 - 0962326300 để đặt lịch sớm nhất nhé.

Các bệnh lý về máu

Nhiều người bệnh thường băn khoăn không biết liệu “Thiếu máu có bị vàng da không?”. Trên thực tế, không chỉ thiếu máu và đa phần các bệnh về máu (hồng cầu hình liềm, ung thư máu…) đều có thể gây vàng da, bởi khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy đều sẽ giải phóng một lượng lớn bilirubin vào máu. 

Một số nguyên nhân khác

  • Hội chứng Gilbert, hội chứng Crigler-Najjar: Đây là các tình trạng di truyền làm suy giảm khả năng của các enzym trong quá trình xử trí bilirubin.
  • Hội chứng Dubin-Johnson: Đây là tình trạng vàng da mãn tính do di truyền, ngăn cản bilirubin liên hợp được tiết ra từ các tế bào gan.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm gan tương tự như viêm gan siêu vi. Trong khi một số loại khác có thể gây viêm đường mật, dẫn đến ứ mật và/hoặc vàng da, điển hình như Estro-gen.

Một số loại thuốc Tây y có thể gây tác dụng không mong muốn là vàng da

Một số loại thuốc Tây y có thể gây tác dụng không mong muốn là vàng da

Vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da không chỉ khiến người bệnh tự tin, gây nhiều trở ngại khi giao tiếp mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt hay gặp nhất ở hệ thống gan mật, có thể kể đến như viêm gan, xơ gan, tắc mật, sỏi mật, rò rỉ dịch mật, thấm mật phúc mạc… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối diện với biến chứng nặng toàn thân, thậm chí tử vong.

Một lý do khác khiến chuyên gia đánh giá vàng da nguy hiểm, đó là người Việt Nam vốn “máu đỏ da vàng” nên nhiều trường hợp bị vàng da nhẹ khó phát hiện, hay người bệnh vàng da tán huyết (vàng da tan máu) cũng biểu hiện triệu chứng rất nhẹ. Do đó, đa phần trường hợp được chẩn đoán khi cơ thể đã xuất hiện vàng da kèm theo biến chứng khác. Lúc này, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, vàng da không hồi phục.

Vì thế, ngay khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu vàng da, bạn có thể tự kiểm tra trước tại nhà. Cách làm như sau: Ấn đầu ngón trỏ vào vùng da nghi ngờ và quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Nếu vùng da đó màu trắng thì bạn chưa bị vàng da. Còn nếu xuất hiện màu vàng thì bạn nên đi tới cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân gây vàng da, ví dụ như xét nghiệm bilirubin và chỉ số men gan, tổng phân tích công thức máu, siêu âm, chụp CT, MRI, chụp đường mật ngược dòng…

Những cách giảm vàng da hiệu quả, phổ biến

Cách chữa vàng da ở người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tác động được đến nguyên nhân gây bệnh. Đa phần các giải pháp Tây y hiện nay đều giúp giảm vàng da bằng cách dùng thuốc, chỉ số ít phải phẫu thuật. Vậy người bệnh vàng da uống thuốc gì thì tốt?

  • Với vàng da do viêm gan: Thường được chỉ định dùng thuốc kháng virus hoặc các thuốc chống viêm nhóm ste-roid.
  • Với vàng da do thiếu máu tan huyết: Trường hợp này thường được chỉ định uống bổ sung sắt hoặc tăng cường các thực phẩm giàu sắt.
  • Với vàng da do thuốc: Phương pháp điều trị chủ yếu là ngừng sử dụng thuốc và/ hoặc thay thuốc khác. Hầu hết các trường hợp da sẽ trở lại bình thường trong vòng một vài tuần, một số ít trường hợp có thể mất vài tháng.
  • Với vàng da do sỏi mật: Điều trị tập trung vào việc loại bỏ sỏi mật, phục hồi và cải thiện chức năng gan mật.
  • Thuốc Tây y: Gần như chỉ có hiệu quả với sỏi túi mật, ít hiệu quả với sỏi đường mật. Nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá và không tác động được đến chức năng gan mật nên triệu chứng vàng da cải thiện chậm, ít được sử dụng trên lâm sàng.
  • Phẫu thuật, nội soi: Loại bỏ sỏi nhanh, cải thiện triệu chứng vàng da nhanh chóng nhưng thực tế sỏi dễ tái phát, người bệnh phải tái can thiệp nhiều lần, chức năng gan mật cũng bị rối loạn từ vài tháng đến vài năm.
  • Thảo dược Đông y:

Nhiều thảo dược đã được sử dụng để cải thiện triệu chứng vàng da. Tuy nhiên, để vừa giảm vàng da, vừa tan sỏi mật lại vừa tác động toàn diện đến hệ thống gan mật thì mới có duy nhất TPCN Kim Đởm Khang từ 8 thảo dược quý có nghiên cứu chứng minh.

8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang (Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo) đã được nghiên cứu trong luận văn của TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội). Sau đó, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiếp nhận nghiên cứu này, bào chế thành dạng viên nang Kim Đởm Khang. 

Cơ thế tác dụng của 8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang

Cơ thế tác dụng của 8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang

Cụ thể, các thành phần trong Kim Đởm Khang giúp cân bằng nồng độ bilirubin trong dịch mật cũng như tăng vận động đường mật, từ đó triệu chứng vàng da và ngứa, chán ăn, khó tiêu, đầy trướng, đau bụng… được cải thiện nhanh chóng. Kết hợp với khả năng tăng cường chức năng gan và kháng khuẩn, kháng viêm, sản phẩm giúp làm tan nhiều loại sỏi mật dưới nhiều kích thước khác nhau, ngăn tái phát sỏi sau phẫu thuật. 

Đứng vững trên thị trường từ năm 2012, Kim Đởm Khang vẫn đang là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược duy nhất giúp cải thiện tình trạng vàng da, tan sỏi mật có nghiên cứu tại viện 103 và báo cáo tại Hội nghị gan mật toàn quốc. 

Hiệu quả cải thiện tình trạng vàng da rõ rệt của Kim Đởm Khang ngay từ tháng đầu tiên sử dụng

Hiệu quả cải thiện tình trạng vàng da rõ rệt của Kim Đởm Khang ngay từ tháng đầu tiên sử dụng

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Hải (Nam Định) - người bệnh đã thoát khỏi tình trạng vàng da ứ mật do sỏi đường mật trong gan tận 23mm nhờ sử dụng Kim Đởm Khang trong video sau:

Hết vàng da, tan sỏi đường mật nhờ kiên trì sử dụng Kim Đởm Khang

Vàng da điều trị trong bao lâu?

Chắc hẳn rằng vàng da bao lâu thì hết là quan tâm lớn nhất của những người bệnh gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, sẽ không có một con số chung để giải đáp về thời gian điều trị dứt điểm vàng da. Bởi lẽ tuỳ từng nguyên nhân gây vàng da khác nhau, bệnh lý mắc kèm, thể trạng sức khoẻ… mà thời gian điều trị cũng khác nhau. Thông thường, thời gian này có thể dao động trong khoảng 1-3 tháng, nặng hơn có thể 6 tháng đến 1 năm.

Quan trọng nhất là bạn vẫn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ kết hợp với giải pháp hỗ trợ có nghiên cứu như Kim Đởm Khang thì hiệu quả điều trị vàng da có thể đạt mức tốt nhất.

Người bị vàng da nên ăn gì?

Chế độ ăn dù không trực tiếp giúp giảm ngay vàng da (trừ trường hợp vàng da do ăn nhiều bí đỏ, cà rốt…) nhưng sẽ giúp kiểm soát một phần nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ví dụ, nếu vàng da do sỏi mật, chức năng gan kém hay các bệnh lý đường mật thì bạn nên duy trì chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (da, mỡ và nội tạng động vật, thịt bò…), bổ sung đầy đủ chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.

Một số thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bị vàng da bạn có thể tham khảo như gạo lứt, yến mạch, quả dâu tây, quả dứa, cam quýt, nước ép củ cải, nước ép cà chua, nước mía, nước chanh…

Tình trạng vàng da sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn kết hợp viên uống Kim Đởm Khang đã có nghiên cứu của viện 103 với chế độ ăn khoa học. Liên hệ ngay với chuyên gia để nhận được tư vấn chuẩn nhất về vấn đề này qua số hotline 0963022986 - 0962326300.

Một số câu hỏi đáp ngắn về tình trạng vàng da

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng vàng da, chúng tôi đã tập hợp những câu hỏi phổ biến nhất về tình trạng này và giải đáp ngắn gọn dưới đây.

Vàng da ứ mật là gì? Vàng da ứ mật có nguy hiểm không?

Vàng da ứ mật là tình trạng ứ trệ một phần lưu thông dịch mật từ gan xuống túi mật và ruột non, gây ra triệu chứng vàng da, được xác định khi nồng độ bilirubin trực tiếp > 1 mg%. 

Ở người lớn, vàng da ứ mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên gan mật và khắp cơ thể. Tuy nhiên, vàng da ứ mật ở trẻ sơ sinh lại nguy hiểm hơn nhiều vì có thể dẫn đến tử vong.

Dựa trên mức độ tắc nghẽn dịch mật mà bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt vàng da ứ mật với hội chứng vàng da tắc mật (tình trạng xảy ra khi dịch mật bị tắc nghẽn hoàn toàn tại một hoặc nhiều đường dẫn mật).

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh đa phần là tình trạng sinh lý bình thường, gặp ở 60% trường hợp, bắt đầu xuất hiện khoảng 72 giờ sau sinh.

Tuy vậy, trong trường hợp vàng da sơ sinh kéo dài quá 1 tuần với trẻ đủ tháng và quá 2 tuần với trẻ sinh non, kết hợp với biểu hiện bỏ bú, co giật… lại là dấu hiệu bệnh lý, có thể được điều trị bằng cách chiếu đèn hoặc thay máu.

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Trường hợp vàng da do sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần mà không cần điều trị. Còn với vàng da bệnh lý sẽ có thời gian điều trị từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của trẻ và bệnh lý mắc kèm.

Vàng da bệnh lý có tự hết không?

Phần lớn các trường hợp vàng da bệnh lý không thể tự hết nếu không được điều trị vào căn nguyên gây ra triệu chứng này.

Vàng da phơi nắng có hết không?

Phơi nắng không có hiệu quả điều trị vàng da bệnh lý, chỉ giúp hỗ trợ cải thiện vàng da sinh lý. Tốt nhất, khi phát hiện có dấu hiệu vàng da, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác vàng da là sinh lý hay bệnh lý.

Vàng da là thiếu chất gì?

Vàng da không phải biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng mà là tình trạng dư thừa bilirubin trong máu.

Vàng da có tiêm phòng lao được không?

Việc tiêm phòng lao có thể được thực hiện nếu trẻ không bị vàng da bệnh lý hay vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin > 7mg/dl (155 mmol/L).

Dấu hiệu vàng da có thể cho thấy nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác nhau trên hệ thống gan mật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần phải hết sức lưu tâm để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

  Trích nguồn: medicalnewstoday.com, my.clevelandclinic.org, msdmanuals.com, medicinenet.com *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.