Không ít người khi gặp cơn đau do sỏi mật lại nhầm tưởng là bệnh dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa khác. Biết được bị sỏi mật đau ở đâu sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm, có cách giảm đau hiệu quả và phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vị trí đau nằm ở mạn sườn phải nhưng cũng có khi lan ra vùng thượng vị nên rất nhiều người nhầm lẫn là bệnh đau dạ dày và chủ quan không điều trị tốt. Trong nhiều trường hợp, cơn đau còn có thể lan lên vai phải và ra sau lưng.
Sỏi mật gây ra cơn đau hạ sườn phải
Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol. Đau bụng do sỏi mật cũng có thể xảy ra vào ban đêm và khiến người bệnh tỉnh giấc.
Cơn đau do sỏi mật có thể là đau quặn bụng, đau dữ dội nhưng cũng có khi chỉ âm ỉ hoặc chỉ là cảm giác tức nặng, khó chịu vùng hạ sườn phải. Tùy vào vị trí của viên sỏi mà mức độ đau cũng khác nhau.
- Sỏi túi mật: phần lớn người bệnh sỏi túi mật thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ. Nếu sỏi kẹt ở cổ túi mật hoặc gây viêm túi mật, người bệnh thường cảm thấy những cơn đau dữ dội vùng dưới sườn phải kèm theo đầy trướng bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Sỏi ống mật chủ: thường có 3 triệu chứng rất điển hình xuất hiện lần lượt bao gồm đau bụng dữ dội ở hạ sườn phải, sau cơn đau thường có sốt nóng và rét run, tiếp đến là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu do ứ mật.
- Sỏi gan: với sỏi gan ngay cả khi kích thước sỏi không quá lớn cũng đã có thể gây nên những cơn đau quặn vùng mạn sườn phải, thậm chí lan ra thượng vị hoặc sau lưng. Nếu kích thước lớn, sỏi có thể gây tắc mật, vàng da, vàng mắt.
Sỏi mật làm tắc nghẽn đường mật gây đau
Sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật. Sỏi có thể xuất hiện tại túi mật, ống mật chủ hoặc đường dẫn mật trong gan. Sự hình thành của sỏi mật gây tắc nghẽn đường mật dẫn đến ứ trệ dịch mật, lúc này túi mật sẽ phải tăng co bóp để tống xuất dịch mật giảm ứ tắc. Chính điều này gây ra hiện tượng đau quặn cho người bệnh. Ngoài ra, khi sỏi mật ở dạng bùn dễ lắng đọng trên thành túi mật và ống dẫn mật gây viêm túi mật, viêm đường mật, kèm sốt cao kéo dài. Các ổ viêm tái phát nhiều lần gây nên những cơn đau dữ dội.
Cơn đau bụng do sỏi mật gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Vì thế làm cách nào để giảm được cơn đau là trăn trở của không ít người khi mắc bệnh sỏi mật.
Khi có triệu chứng đau hạ sườn phải, bạn có thể áp dụng ngay một số mẹo đơn giản sau đây để giúp làm giảm cơn đau do sỏi mật:
- Nằm hoặc ngồi thả lỏng ở trạng thái thư giãn nhất, tốt nhất nên nằm cong gập, thu đầu gối lên sát ngực
- Chườm khăn ấm hoặc túi sưởi ở vùng bị đau và giữ trong vòng 20 - 30 phút, sức nóng sẽ giúp dịu bớt cơn đau.
- Uống nước hãm nghệ tươi hoặc nước giấm táo giúp tăng lưu thông dịch mật, giảm bớt cơn đau.
Nếu cơn đau kéo dài quá 30 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần tới bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.
Ăn ít nhiều chất xơ và vitamin giúp giảm cơn đau bụng mật
Ăn đúng cách và lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng góp phần quan trọng để ngăn ngừa sỏi mật tăng kích thước và hạn chế các cơn đau do sỏi.
- Nên lựa chọn các loại thịt trắng như thịt gia cầm, cá, các chất béo tốt từ thực vật… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, chất xơ giúp cho tiêu hóa tốt hơn, giảm hấp thu cholesterol.
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo như phủ tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh.
- Không nên ăn quá no, không bỏ bữa sáng, đồng thời cần ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng.
Từ xa xưa đã có nhiều loại thảo dược được biết đến với lợi ích giúp bào mòn và bài sỏi mật, giảm co thắt túi mật, đường mật từ đó tránh được các cơn đau do sỏi mật gây ra. Đặc biệt phải kể đến 8 vị thảo dược quý bao gồm Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác. 8 thảo dược quý này hiện có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - một sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người sỏi mật.
Trên thực tế, đã có rất nhiều người bị sỏi mật sử dụng Tpbvsk Kim Đởm Khang và đã đạt được kết quả tốt, như câu chuyện của ông Nguyễn Trọng Long (Hải Phòng): Cơn đau bụng dữ dội do sỏi túi mật 3,3cm đã khiến ông phải nhập viện. Ông cố cầm cự bằng kinh nghiệm dân gian hàng năm trời mà cũng chẳng đỡ cho tới khi ông tìm ra “bí kíp 3+”: dinh dưỡng hợp lý + tập luyện phù hợp + sử dụng sản phẩm từ thảo dược Kim Đởm Khang. Sau 2 tháng, ông không tin vào kết quả siêu âm vì thấy kích thước sỏi giảm đáng kể, đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn kể từ đó cũng hết dần.
Ông Long (SĐT: 0912255936) chia sẻ kinh nghiệm bài sỏi mật hiệu quả
Cơn đau do sỏi mật sẽ không còn đáng sợ nếu bạn biết sỏi mật đau ở đâu và có cách giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cơn đau kéo dài nhiều giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng nhập viện để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cách chữa sỏi mật theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả nhất