Khi nhắc đến sỏi người ta thường chỉ nghĩ đến sỏi thận, sỏi mật, sỏi túi mật,… mà ít biết đến sỏi gan (hay sỏi đường mật trong gan) – loại sỏi gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị. Dưới đây là phần giải đáp cho những thắc mắc thường gặp khi bạn mắc bệnh sỏi gan mật.
Sỏi gan là dạng sỏi mật khó điều trị, dễ gây biến chứng tắc mật vàng da
Sỏi gan là gì? Nguyên nhân gây sỏi gan
Sỏi gan là một dạng của sỏi mật nằm ở đường dẫn mật trong gan. Hơn 90% thành phần cấu tạo nên viên sỏi gan là bilirubinat canxi và có một tỷ lệ nhất định khoảng 5 - 10% cholesterol. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ cholesterol trong sỏi ở gan có xu hướng tăng dần vì liên quan nhiều đến chế độ ăn giàu chất béo và lối sống ít vận động.
Sỏi gan có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào ở đường dẫn mật trong gan. Ví dụ như sỏi ống gan chung, sỏi gan trái (sỏi nhánh gan trái, sỏi ống gan trái), sỏi gan phải (sỏi nhánh gan phải, sỏi ống gan phải, sỏi đường mật gan phải).
Nguyên nhân chính gây sỏi gan là do nhiễm trùng đường mật với sự xuất hiện của một số vi khuẩn như E. coli, Klebsiella, Aerobacter và Streptococcus faecalis. Các vi khuẩn này theo ký sinh trùng, giun sán từ đường ruột xâm nhập vào đường mật. Khi đến đường mật, chúng tiết ra enzyme glucuro-nidase làm thay đổi quá trình chuyển hóa bilirubin trong dịch mật, dẫn đến bilirubin tích tụ lại với nhau và kết hợp với canxi tạo thành sỏi.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy một số trường hợp bị sỏi ở gan có liên quan đến yếu tố di truyền.
Nếu bạn đang bị sỏi gan hành hạ, đừng ngần ngại kết nối với chuyên gia qua số 0963 022 986 - 0962 326 300 để được tư vấn cách giảm triệu chứng và bào mòn sỏi không phẫu thuật.
Khác với các dạng sỏi mật khác, sỏi gan kích thước nhỏ chỉ vài mm cũng có thể gây triệu chứng. Các triệu chứng điển hình của sỏi gan là:
- Đau quặn hạ sườn phải: Cơn đau sỏi gan thường khởi phát đột ngột và có xu hướng nặng hơn sau bữa ăn giàu chất béo. Nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị đau lan ra sau lưng và lên vai rất khó chịu. - Viêm, sốt: Đây là dấu hiệu sỏi gan gây nhiễm khuẩn đường mật. Mức độ sốt có thể từ nhẹ đến nặng 39 - 40 độ C. - Vàng da, vàng mắt, ngứa da, phân bạc màu: Triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh sỏi gan bị tắc mật. Nguyên nhân là do đường ống dẫn mật trong gan kích thước nhỏ nên khi xuất hiện sỏi rất dễ gây tắc mật.
Sự xuất hiện của viên sỏi gan có thể gây ra những cơn đau hạ sườn phải dữ dội
Sỏi gan là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Sự xuất hiện của sỏi đường mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài quay lại đầu độc chính lá gan. Hậu quả là người bệnh sỏi gan có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm mủ đường mật
- Viêm đường mật tái phát nhiều lần
- Chít hẹp đường mật
- Ứ mật
- Teo nhu mô gan
- Áp xe gan
Trường hợp nặng, sỏi trong gan có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa chức năng. Một số biến chứng hiếm gặp khác như rối loạn chức năng đông máu do giảm tiểu cầu (dễ xuất huyết) và tăng nguy cơ ung thư đường mật.
Kim Đởm Khang là sản phẩm thảo dược đã có nghiên cứu tại viện 103 về hiệu quả bào mòn sỏi gan mật, giảm triệu chứng, ngăn biến chứng do sỏi mật, sỏi gan gây ra. Hãy liên hệ theo số 0963 022 986 - 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn cụ thể cách điều trị sỏi gan không phẫu thuật bằng Kim Đởm Khang.
Để chẩn đoán sỏi ở gan, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như:
- Siêu âm: Đây là phương pháp tương đối đơn giản giúp phát hiện sỏi trong gan với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này sẽ ảnh hưởng phần nào nếu người bệnh bị hẹp đường mật, xơ gan, áp xe gan, ung thư đường mật.
- Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP): Phương pháp này giúp chẩn đoán cả các trường hợp bị sỏi ở gan và có tổn thương đường mật với độ chính xác cao, thường được chỉ định cho những trường hợp khó, đã phẫu thuật nhiều lần và cần khảo sát những tổn thương đường mật kèm theo.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm như chụp CT scan, xét nghiệm công thức máu, chức năng gan (men gan)…
Siêu âm là phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán sỏi gan
Tây Y chưa có thuốc điều trị sỏi gan. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, vị trí sỏi, triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp này thường được chỉ định khi người bị sỏi gan thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng, vàng da, bị biến chứng nhiễm trùng đường mật, dãn hoặc chít hẹp đường mật trong gan. Các phương pháp can thiệp phẫu thuật thường được áp dụng gồm:
Đây là phương pháp thường xuyên được áp dụng trong Tây y để thải sỏi gan mật. Phương pháp này cũng đặc biệt hiệu quả trong trường hợp sỏi ở gan kèm sỏi ống mật chủ.
Nguyên lý của nội soi mật tụy ngược dòng ERCP là việc tạo ra chênh lệch áp suất trong đường ống dẫn mật, giúp kéo sỏi xuống tá tràng và loại bỏ dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa.
Ưu điểm của phương pháp lấy sỏi xuyên gan qua da là giải quyết nhanh chóng viên sỏi gan, an toàn, ít đau, thời gian hồi phục ngắn. Nhiều người bệnh có thể xuất viện chỉ sau 3 ngày thực hiện can thiệp tán sỏi trong gan.
Tán sỏi qua da là phương pháp chữa sỏi ở gan không xâm lấn phổ biến hiện nay
Phương pháp tán sỏi gan quan da thường được áp dụng với những trường hợp có nhiều bệnh lý mắc kèm như bệnh dạ dày, bệnh tim mạch... hoặc người bệnh bị sỏi mật tái phát đã phẫu thuật nhiều lần, người bệnh tuổi cao, sức khoẻ kém.
Khi thực hiện, một số người bệnh có thể gặp phải biến chứng trong quá trình can thiệp tán sỏi gan qua da như chảy máu, nhiễm trùng...
Phương pháp này thường được áp dụng khi nội soi mật tụy ngược dòng không hiệu quả, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và thiết bị hiện đại. Trong quá trình mổ lấy sỏi trong gan, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ phải phối hợp nhiều kỹ thuật như mổ mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr (nội soi đường mật lấy sỏi) hoặc mổ nội soi đường mật qua da xuyên gan lấy sỏi.
Thường được áp dụng khi sỏi gan gây chít hẹp đường mật, teo nhu mô gan, áp xe gan hoặc ung thư đường mật. Đây thường là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Trong phẫu thuật có thể phối hợp thêm nhiều phương pháp trên sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh.
Sỏi gan mật gây khó khăn trong điều trị vì khó can thiệp, dễ tái phát
Nhận định chung của nhiều chuyên gia về các phương pháp chữa sỏi gan trong Tây y là vẫn còn khá khó khăn vì có đến khoảng 40 – 50% trường hợp có tiền sử đã phẫu thuật đường mật gây cản trở trong lần phẫu thuật tiếp theo. Sỏi nằm rải rác trong nhu mô gan nên khó lấy hết sỏi và thường tái phát nhiều lần. Hơn nữa, không phải trường hợp nào cũng có thể can thiệp lấy sỏi. Vì vậy, về lâu dài cần có giải pháp triệt để cho những vấn đề do sỏi đường mật trong gan gây ra.
Phương pháp này đang là xu hướng được người bị sỏi ở gan lựa chọn trong thời gian gần đây nhờ những lợi thế như:
(1) khả năng bào mòn sỏi hiệu quả
(2) an toàn, không tác dụng phụ
(3) ngăn sỏi tái phát, tránh nguy cơ phải phẫu thuật nhiều lần
Trong số các bài thuốc từ thảo dược đang được sử dụng, chỉ có duy nhất bài thuốc Nhân kim thang chuyên biệt cho người bị sỏi gan, sỏi mật đã được nghiên cứu tác dụng trong đề tài luận văn tiến sĩ và lưu trữ tại thư viện Quốc gia.
Sau nhiều nghiên cứu gia giảm thành phần, bài thuốc trên đã được bào chế dưới dạng viên nang trong TPCN Kim Đởm Khang với thành phần 8 thảo dược quý: Sài hồ, Hoàng bá (kháng viêm, kháng khuẩn); Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Chi tử, Uất kim (lợi mật, tăng cường chức năng gan); Chỉ xác (kích thích tiêu hóa); Kim tiền thảo (bài sỏi).
Nghiên cứu tại viện 103 cho thấy Kim Đởm Khang tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, bắt đầu từ khi gan sản xuất dịch mật, lưu thông trong đường ống dẫn mật đến khi lưu trữ tại túi mật, nhờ vậy giúp bào mòn sỏi gan mật dần dần và ngăn ngừa sự tích tụ tạo sỏi mới hiệu quả.
Mời quý vị cùng xem câu chuyện bài sỏi gan 23mm của ông Hải (Nam Định) nhờ sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang trong video sau:
Ông Hải (Nam Định) chia sẻ kinh nghiệm chữa sỏi ở gan 23mm nhờ thảo dược thiên nhiên trong Kim Đởm Khang
Trong dân gian cũng lưu truyền khá nhiều cách giúp lấy sỏi trong gan mật không cần phải phẫu thuật. Điển hình như cách tẩy sỏi gan mật bằng dầu ô liu, quả sung, quả đu đủ xanh, râu mèo…
Nhìn chung, các phương pháp này đều dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Tuy nhiên, tất cả các cách được cho là giúp tẩy sỏi trong gan và túi mật theo kinh nghiệm dân gian đều chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh hiệu quả và có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy… Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định áp dụng các phương pháp này.
Xem thêm: Các phương pháp tẩy sỏi gan mật phổ biến nhất hiện nay và hiệu quả thực tế
Hình ảnh sỏi gan mà người bệnh lầm tưởng khi áp dụng tẩy sỏi theo kinh nghiệm dân gian thực chất là hỗn hợp của dịch mật với các hợp chất khác
Để hạn chế triệu chứng, biến chứng do sỏi gan gây ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý như sau:
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo (đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt mỡ, phủ tạng động vật, sữa béo,…); các loại đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu chất béo tốt (dầu thực vật, quả bơ, chất béo từ cá), các loại thịt nạc, thịt trắng,…
- Chú ý đến việc ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật.
Xem thêm: Chế độ ăn khoa học giúp người bệnh sỏi gan giảm triệu chứng, ngăn sỏi tăng kích thước
Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm cách thoát khỏi sỏi gan, sỏi mật, đừng ngần ngại gọi điện hoặc bình luận bên dưới, chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cụ thể cho bạn.
Tài liệu tham khảo: amsety.com, healthline.com, virginiamason.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.