5 biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi túi mật bạn cần biết

Nhiều người cho rằng bệnh sỏi túi mật không có gì đáng lo ngại nhưng thực tế sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ. Việc nắm rõ các biến chứng của sỏi túi mật sẽ giúp bạn biến câu trả lời “bệnh sỏi mật có nguy hiểm không” từ có thành không nguy hiểm.

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Sỏi mật là một trong những bệnh gan mật phổ biến do cholesterol và các thành phần khác trong túi mật kết tinh thành dạng tinh thể rắn. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sỏi mật sẽ gây ra 5 biến chứng nguy hiểm bao gồm: viêm túi mật cấp, nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp, ung thư túi mật và tắc ruột do sỏi mật.

Viêm túi mật cấp do sỏi túi mật

Viêm túi mật cấp là biến chứng thường gặp nhất của sỏi túi mật. Nguyên nhân của tình trạng này là do sỏi túi mật di chuyển theo dòng chảy của dịch mật lọt vào ống túi mật, làm ứ tắc dịch mật trong túi mật gây nhiễm trùng và viêm túi mật cấp.

Những triệu chứng của viêm túi mật cấp bao gồm:

- Đau dữ dội vùng bụng trên bên phải, đau có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ.

- Sốt từ 38 độ C, ớn lạnh

- Tim đập nhanh- Chán ăn, buồn nôn, nôn

- Đôi khi người viêm túi mật cấp cũng có triệu chứng vàng da. Ước tính cứ 7 người bị viêm túi mật cấp thì 1 người bị vàng da.

Viêm túi mật cấp là một tình trạng cấp cứu. Bệnh có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (nhiễm trùng huyết). Đồng thời, viêm túi mật cấp tái phát nhiều lần còn dễ tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm khác như hoại tử túi mật, áp xe túi mật, vỡ túi mật, mưng mủ túi mật… Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải các dấu hiệu kể trên mà nên nhanh chóng nhập viện để điều trị kịp thời.

Điều trị viêm túi mật cấp ưu tiên đầu tiên là sử dụng kháng sinh để ổn định triệu chứng. Sau đó, tùy từng trường hợp các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở. Trường hợp nặng, đe dọa vỡ túi mật cần phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu.

Viêm túi mật cấp do sỏi mật thường gây đau bụng dữ dội

Viêm túi mật cấp do sỏi mật thường gây đau bụng dữ dội

Sỏi mật gây nhiễm trùng đường mật

Nếu sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật sẽ dễ gây nhiễm trùng và viêm đường mật cấp. Nếu biến chứng này không được cải thiện, nó có thể lây lan và đe dọa tính mạng người bệnh.

Các triệu chứng của viêm đường mật cấp bao gồm:

-  Đau vùng bụng trên bên phải, đau có thể lan ra sau vai.

-  Sốt cao, ớn lạnh

-  Vàng da

-  Ngứa da

-  Mệt mỏi

Trường hợp viêm đường mật sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh để giúp điều trị nhiễm trùng. Khi sức khỏe người bệnh ổn định, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp lấy sỏi đường mật như nội soi mật tụy ngược dòng ERCP hoặc phẫu thuật loại sỏi.

TPCN Kim Đởm Khang là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh sỏi túi mật, giúp bài sỏi, giảm đau viêm, ngăn biến chứng và hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật. Sản phẩm đã có kiểm chứng lâm sàng tại Viện quân y 103, kết quả nghiên cứu được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại: 0963.022.986 - 0962.326.300 để được tư vấn cụ thể.

Sỏi mật gây viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp có thể xảy ra khi sỏi túi mật di chuyển từ túi mật theo đường mật và lọt vào ngã ba mật tụy làm ứ tắc dịch tụy.

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm tụy cấp do sỏi là đau bụng dữ dội, liên tục. Đau có thể lan từ bụng ra sau lưng và thường trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn. Các triệu chứng khác của viêm tụy cấp có thể bao gồm mệt mỏi, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, nôn ói, sốt cao trên 38 độ C, co cứng vùng bụng trên rốn,...

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm tụy cấp. Việc điều trị chủ yếu tập trung hỗ trợ tăng cường sức khỏe và các chức năng của cơ thể cho đến khi tụy hết viêm. Khi phát hiện có sỏi mật làm tắc nghẽn ống tụy sẽ cần phải tiến hành nội soi lấy sỏi.

Viêm tuỵ cấp là biến chứng của sỏi túi mật có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời

Viêm tuỵ cấp là biến chứng của sỏi túi mật có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời

Ung thư túi mật do sỏi túi mật

Ung thư túi mật là một biến chứng của sỏi túi mật tuy hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng (tỷ lệ gặp 1/10.000). Sỏi mật cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật. Ước tính cứ 5 người bị ung thư túi mật thì có đến 4 người đã từng mắc sỏi túi mật.

Các triệu chứng của ung thư túi mật thường không xuất hiện cho đến giai đoạn tiến triển đôi khi có thể gây nhầm lẫn với bệnh sỏi túi mật như đau bụng, sốt cao, vàng da. Vì vậy, nếu bạn có thêm các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người mắc ung thư túi mật, vôi hóa thành túi mật, polyp túi mật kích thước hơn 10mm... các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt túi mật để phòng ngừa rủi ro ngay cả khi không có triệu chứng.

Ung thư túi mật được điều trị bằng kết hợp phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, biến chứng này hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Nhưng khi tế bào ung thư đã lan rộng ra bên ngoài túi mật, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Tắc ruột do sỏi túi mật biến chứng

Tắc ruột là biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm do sỏi túi mật gây ra. Biến chứng cần phải điều trị ngay lập tức, nếu không được điều trị thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết tắc ruột đau bụng từng cơn đột ngột dữ dội trong 2 - 3 phút và lặp lại nhiều lần, buồn nôn, nôn, bí trung tiện, đại tiện, bụng căng, gõ vang… Nếu có 1 trong các dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.

Lời khuyên giúp người bệnh sỏi túi mật tránh biến chứng

Để làm tan sỏi túi mật và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra, cần phải có những giải pháp làm khơi thông dòng chảy của dịch mật. Và để làm được điều này, nhiều chuyên gia gan mật đồng thuận rằng cách tốt nhất là áp dụng cùng lúc 3 phương pháp: dùng thảo dược giúp tan sỏi, xây dựng chế độ ăn khoa học và duy trì thói quen tập thể dục. Phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng, áp dụng khi sỏi quá lớn gây biến chứng và triệu chứng nghiêm trọng.

Cụ thể trong các thảo dược giúp tan sỏi, khó có thể phủ nhận lợi ích của bài thuốc 8 thảo dược gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Sự kết hợp của 8 thảo dược quý này tạo ra tác động hiệp đồng, kiểm soát hầu hết các nguyên nhân gây sỏi, từ đó vừa bài sỏi, cải thiện triệu chứng vừa ngăn sỏi biến chứng.

7 thắc mắc thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật

Cơ chế tác động toàn diện của 8 thảo dược quý giúp bài sỏi túi mật, sỏi mật

Ngày nay, thay vì phải đun sắc tốn nhiều công sức và khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng, người bệnh có thể lựa chọn TPCN Kim Đởm Khang chứa đầy đủ 8 thảo dược này.

Thực tế đã có rất nhiều người bệnh thoát sỏi túi mật mà không cần phẫu thuật nhờ sử dụng Kim Đởm Khang. Điển hình như trường hợp của ông Nguyễn Trọng Long ở Kiến An, Hải Phòng. Dù bị sỏi túi mật kích thước lớn đến 33mm nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm, viên sỏi của ông Long đã tan mòn, biến chứng viêm túi mật cũng không còn đáng lo ngại.

Tan sỏi túi mật 33mm, hết đau, viêm, đầy trướng nhờ Tpcn Kim Đởm Khang

Về chế độ ăn, người bệnh sỏi túi mật cần ăn ít các thực phẩm nhiều cholesterol như đồ chiên rán, lòng đỏ trứng, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, nội tạng động vật... Việc tập thể dục 30 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng vận động đường mật từ đó giảm bớt nguy cơ dịch mật bị ứ trệ gây viêm.

Xem thêm: Bệnh sỏi túi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Hy vọng những thông tin cụ thể về 5 biến chứng của sỏi túi mật trong bài viết đã giúp bạn có lời giải đáp cho băn khoăn “Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?”. Nếu bạn gặp phải một trong dấu hiệu kể trên, hãy tìm kiếm ngay sự trợ giúp của các thầy thuốc để được điều trị.

Nguồn: nhs.uk, mayoclinic.org, healthline.com, nytimes.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.