So với các phẫu thuật khác, cắt túi mật được đánh giá là một phương pháp điều trị sỏi túi mật (còn gọi là sạn túi mật) tương đối nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, kể cả khi được thực hiện ở những cơ sở y tế hiện đại nhất, người bệnh vẫn có nguy cơ đối diện với những biến chứng sau mổ cắt túi mật. Cùng tìm hiểu về những biến chứng này và cách phòng ngừa trong bài viết sau.
Sự xuất hiện của sỏi bùn túi mật như một bước đệm cho sự hình thành của sỏi mật. Tuy nhiên, nếu biết cách ngăn chặn sỏi bùn kịp thời, bạn sẽ giữ được túi mật khỏe mạnh, tránh phải phẫu thuật cắt túi mật.
Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý gan mật thường gặp. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải cắt bỏ túi mật. Để bảo vệ túi mật của mình, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Viêm túi mật là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay, rất nhiều người bệnh phải vào nhập viện vì lý do viêm túi mật cấp, hoặc khi vào viện biến chứng đã khá nặng. Mặc dù nguy hiểm nhưng căn bệnh này vẫn chưa thực sự nhận được quan tâm đúng mức từ cộng đồng. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những thông tin cần thiết, đặc biệt là cách phòng ngừa và xử trí khi bị viêm túi mật.
Tắc ống mật xảy ra khi đường ống dẫn mật bị chặn lại bởi một vật cản nào đó. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan do ứ mật, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn máu… Nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có hướng xử lý kịp thời, phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.
Túi mật là cơ quan hình quả lê nằm dưới gan, có nhiệm vụ lưu trữ và điều tiết dịch mật do gan sản xuất ra, phục vụ cho quá trình tiêu hóa chất béo, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu tại ruột non. Khi có bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật, làm giảm khả năng co bóp, cô đặc và tống xuất dịch mật, hay thay đổi chất lượng dịch mật đều có thể gây ra bệnh túi mật.