Người loãng xương có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao gấp 1,35 lần so với bình thường, đây là kết quả nghiên cứu trên tạp chí Tiêu hóa BMC.
Sỏi mật có thể gặp ở 10% đến 15% người trưởng thành và các yếu tố: nữ giới, mang thai, béo phì, bệnh tiểu đường… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Những người mắc sỏi mật có nguy cơ cao bị sỏi thận và ngược lại, nguyên nhân do cả hai bệnh đều có chung cơ chế là sự rối loạn chuyển hóa các chất.
Trong quá trình cắt túi mật nội soi, viên sỏi có thể rơi vào khoang bụng gây các biến chứng nghiêm trọng như áp xe gan, áp xe ổ bụng, áp xe sau phúc mạc…
Tắc nghẽn đường mật là biến chứng nguy hiểm của sỏi mật, polyp túi mật, viêm đường mật… Hiểu bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sỏi mật ruột là tình trạng sỏi mật làm thủng túi mật và di chuyển xuống ruột gây tắc hoặc thủng ruột. Tỉ lệ tử vong do sỏi mật ruột lên tới 20%.
Sỏi túi mật, chấn thương vùng gan, phẫu thuật vùng bụng, có thể gây biến chứng chảy máu đường mật, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Không chỉ có rượu bia gây độc cho gan mà còn rất nhiều thuốc điều trị cũng gây độc cho gan, gây viêm gan, suy gan và hoại tử tế bào gan, nguyên nhân có khi chỉ là do sự bất cẩn hoặc thiếu hiểu biết của người sử dụng.